Hiện nay căn bệnh tiểu đường là một trong những bệnh hay gặp phải trong xã hội. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng và chưa có cách điều trị hoàn toàn. Người bệnh phải sống chung với tiểu đường và các vấn đề liên quan đến tăng đường huyết, kiểm soát đường huyết. Thiết bị máy đo đường huyết giúp người bệnh có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân qua các chỉ số đường huyết. Nhưng liệu có nên mua và tự sử dụng máy đo đường huyết tại nhà không?
Qua bài viết dưới dây, Vinabook sẽ làm rõ những thắc này cho các bạn.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa. Nguyên nhân gây ra do rối loạn chuyển hóa isulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Theo tổ chức y tế thế giới, dự tính đến năm 2030 sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp.
Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2 là nguyên nhân chính gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi. Bên cạnh đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường?
Những đối tượng dưới đây rất dễ mắc bệnh tiểu đường:
– Người bị béo phì
– Có người thân trong gia đình bị tiểu đường
– Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ
– Người mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn mỡ máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)
– Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói ( mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao hơn so với người bình thường)
Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?
Các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân.
Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận
Mắt : đục thủy tinh thể, mù mắt
Thần kinh: dị cảm, tê tay chân
Nhiễm trung: da, đường tiểu, lao, phổi, nhiễm trùng bàn chân
Tử vong
Bệnh tiểu đường điều trị như thế nào?
Bệnh tiểu đường cần có 1 phác đồ điều trị riêng biệt cho từng người từ bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng hiệu quả của phác đồ điều trị. Nếu tình trạng bệnh không giảm thì phải thay phác đồ điều trị mới.
Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện cơ thể..
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Ăn uống hợp lý giúp bệnh nhân ổn định lượng đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Chế độ ăn khuyến cáo cho người bị bệnh tiểu đường:
– Lượng bột đường ( gạo , bắp, khoai..) gần với mức người bình thường ( 50 – 60%)
– Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế ( đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống..)
– Giảm lượng chất béo ( nên ăn các loại dầu, mỡ cá ): 20 – 30%
– Tăng chất xơ ( có nhiều trong rau, trái cây)
Đặc biệt người bị bệnh tiểu đường nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày ( 4-6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.
Không có một thực đơn chung nào cho người bị tiểu đường, vì mỗi người có một sở thích ăn uống khác nhau, mức độ thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau.
>>>> Mối liên hệ giữa đồ ngọt và bệnh tiểu đường
Vậy có nên mua máy đo đường huyết tại nhà không?
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường. Lượng đường cơ thể hấp thụ hàng ngày phải được theo dõi chi tiết để thay đổi chế độ ăn hợp lý với bản thân. Máy đo đường huyết là công cụ đắc lực giúp bạn làm việc này. Với việc sử dụng đơn giản và cho ra kết quả nhanh sẽ giúp hạn chế thời gian và tiết kiệm tiền bạc khi đến các trung tâm y tế để đo đường huyết.
>>> Mua máy đo đường huyết tại Đà Nẵng
Thiết bị y tế Vinabook
Hotline tư vấn máy đo đường huyết: 0905.644.128 – 0236.3822866
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.