Khí dung là một phương pháp hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý hô hấp. Khí dung là hình thức luồng khí có chứa các hạt đặc hoặc hạt nước đi trực tiếp vào phổi. Thuốc theo đường khí dung hấp thụ nhanh, thấm trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp.

Phương pháp khí dung được sử dụng phổ biến trong cơn hen, viêm tiểu phế quản cấp, viêm thanh quản cấp,… Các chế phẩm thường dùng để khí dung gồm thuốc nhóm corticoid, thuốc giãn phế quản, kháng sinh, long đờm và nước muối,…

Xem thêm: Tác dụng của máy xông khí dung, máy xông mũi họng tại nhà.

Mục lục:

  1. Lợi ích của phun khí dung.
  2. Các dạng nước muối thường gặp.
  3. Tác dụng của phun khí dung bằng nước muối.
  4. Phương pháp thực hiện.
  5. Các vấn đề có thể gặp khi phun khí dung nước muối.

1. Lợi ích của phun khí dung.

phun khí dung

  • Có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần tác dụng, đó là các niêm mạc ở vùng mũi – họng, thanh quản, khí quản, xoang, phế quản và phế nang…Nhờ đó, thuốc sẽ có tác dụng rất nhanh trong vòng 5 phút kể từ khi bắt đầu xông và rất hữu ích khi dùng để cấp cứu cắt cơn khó thở. Trong khi dùng thuốc bằng đường tiêm phải mất từ 15 – 30 phút và đường uống từ 30 – 60 phút mới có tác dụng.
  • Hạn chế được những tác dụng phụ toàn thân của thuốc.

2. Các dạng nước muối thường gặp.

nước muối sinh lý

  • Dung dịch 0,9‰: Đẳng trương, sinh lý.
  • Dung dịch > 0,9‰: ưu trương (3%, 5%, 10%).

3. Tác dụng của phun khí dung bằng nước muối.

  • Sát khuẩn.
  • Làm sạch mũi họng, cải thiện tiết dịch đường hô hấp.
  •  Dung môi pha thuốc: Salbutamol,Adrenalin…
  • Trong bệnh viêm tiểu phế quản cấp, khí dung nước muối ưu trương là một biện phá điều trị.
  • Giảm triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp: giảm phù nề đường thở, giảm nút nhầy, tăng thanh thải nhầy của nhung mao.
  • Giảm nguy cơ nhập viện.
  • Giảm thời gian nằm viện.

4. Phương pháp thực hiện

  • Thể tích thuốc trong bầu khí dung: 3 ml.
  • Mẹ bế bé ở tư thế ngồi.
  •  Bật máy trước, kiểm tra thuốc có phun ra không rồi mới từ từ áp mặt nạ vào mặt trẻ
  •  Thời gian: 10- 15 phút.

Xem thêm: Các loại máy phun khí dung.

5. Các vấn đề thường gặp khi phun khí dung bằng nước muối.

Giảm hiệu quả của thuốc

Nguyên nhân:

  • Hệ thống dây dẫn bị rò rỉ làm mất đi lượng thuốc theo chỉ định.
  • Mặt nạ không phù hợp kích cỡ bệnh nhân.
  • Trẻ khóc: nếu trẻ khóc thì trẻ thở ra nhiều.

Lây nhiễm

Nguyên nhân:

  • Dụng cụ không xử lý đúng.
  • Nước muối không đảm bảo vô trùng.
  • Các hạt khí dung chuyên chở vi khuẩn từ dung dịch thuốc và dụng cụ vào đường thở bệnh nhân thì khí thở ra từ bệnh nhân bao gồm thuốc và vi khuẩn có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tắc đàm do nút nhầy

  • Nguyên nhân: Bệnh nhân không ho được hoặc ho không hiệu quả.
  • Cơ chế: Cung cấp khí dung cho bệnh nhân ho không hiệu quả làm kích thích làm loãng đàm,nhưng bệnh nhân không ho khạc được ra ngoài  gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở, các nút nhầy dặc này khi tiếp xúc với hơi ẩm sẽ nở ra gây tắc nghẽn bên trong phế quản.

Tác dụng phụ của thuốc

  • Tổn thương niêm mạc đường hô hấp: khi lạm dụng, sử dụng kéo dài( kể cả nước muối sinh lý).
  • Co thắt đường hô hấp: đối với nước muối ưu trương
  • Có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời:
    – Co thắt thanh quản.
    – Co thắt khí phế quản.

chỉ dẫn của bác sĩ

Khí dung là một biện pháp điều trị, không phải chỉ định dự phòng, nên chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ và phải thực hiện tại bệnh viện, nơi có phương tiện cấp cứu.

Nhưng khí dung nước muối trong điều trị bệnh lý đường hô hấp trẻ em không phải là biện pháp an toàn tuyệt đối.

  • Khí dung không phải là biện pháp phòng bệnh, không nên tự khí dung ở tại nhà.
  • Luôn chuẩn bị phương tiện cấp cứu co thắt đường hô hấp khi thực hiện khí dung.

Thiết bị y tế gia đình Vinabook

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline: 0905644128-02363822866