XÂY DỰNG thương hiệu cá nhân – Không thể nào không thể thiếu với sinh viên ngày nay.
Các bạn hãy cho biết ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu nghề nghiệp và các trường từ sơ cấp nghề đến đại học đào tạo ra bao nhiêu nghề? 100 – 200 hay nhiều hơn. Thực sự trong xã hội có rất nhiều nghề có thể lên đến vài chục ngàn nhưng do định kiến xã hội mà chúng ta chỉ nhận thức được 1 % nghề nghiệp có trong xã hội còn 99 % nghề nghiệp khác bị bỏ quên. Ví dụ “bán vé số” có phải là một nghề không?
Khi nói đến thương hiệu tức nói đến sự khác biệt, tại sao chúng ta cứ chen chân vào 1 % nghề mà xã hội đều biết và ưa chuộng. Điều này cũng giống như chúng ta không muốn tách ra khỏi xã hội và cùng với mọi người mặc chung 01 chiếc áo với cùng thương hiệu giống y hệt nhau.
Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, xúc cảm,… cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới thành công.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là cách làm cho người khác chú ý đến chúng ta nhiều hơn. Với chúng ta, một thương hiệu cá nhân là sự phản ánh tích cách và năng lực. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thay đổi bản thân chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa đánh mất mình, biến mình thành người khác mà chỉ đơn giản là định hình với nhóm công chúng đang hướng tới.
Nói một cách tổng quát: Thương hiệu cá nhân là nhờ các nguồn lực sẵn có: giá trị bản thân, năng lực, các thành tích về kinh tế, xã hội,… xây dựng lên. Những giá trị này giúp cộng đồng phân biệt được sự khác nhau cá nhân này với những cá nhân khác trong xã hộ
Như vậy, điều quan trọng là mỗi cá nhân cần hiểu rõ bản thân mình hơn, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, rèn luyện phương pháp làm cho người khác (nhóm công chúng quan tâm đến mục tiêu của mình) tiếp nhận các điểm mạnh, giá trị cá nhân của bạn. Điều đó sẽ làm cho hình ảnh của chúng ta trong tâm trí người khác có giá trị hơn.
Địa chỉ mua sách KỸ NĂNG MỀM – NXB ĐẠI HỌC HUẾ
* Không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc
Các trường đại học là cái nôi của những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, khoa học. Trên thực tế, Facebook đã ra đời từ ký túc xá của Đại học Harvard và ký túc xá của Stanford là nơi sản sinh ra ý tưởng Google. Tuy nhiên đào tạo nghề nghiệp ở bậc đại học cho sinh viên biết rằng cuộc sống có rất nhiều nghề nghiệp tốt, thay vì “đưa sinh viên đến những nơi làm việc tốt”. Điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên biết rằng họ có thể thay đổi công việc nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình và giải thoát họ khỏi suy nghĩ ám ảnh rằng chỉ một công việc phù hợp ngay sau khi tốt nghiệp mới có thể đảm bảo cho họ một tương lai ổn định.
Trường đại học không chỉ là nơi mang đến cho sinh viên tấm bằng tốt nghiệp. Trường học phải là môi trường mang lại cho sinh viên cơ hội để khám phá và tìm ra đam mê của bản thân. Đào tạo nên những con người có cách nhìn nhận đa chiều về nghề nghiệp, đó mới là nhiệm vụ của các trường đại học. Chính vì lý do đó mà sinh viên phải luôn duy trì và không ngừng nghỉ hành trình khám phá nghề nghiệp bản thân. Nhận thức chính xác bản thân như câu thành ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”. Phải luôn học hỏi để hoàn thiện bản thân và xem việc học tập là niềm vui. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta việc học là mãi mãi, phải học hỏi và không ngừng nghỉ.
Người Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học nói riêng còn một hạn chế rất lớn mà Viện Xã hội học Hoa Kỳ đã từng đánh giá: “Người Việt Nam, nhỏ học vì cha mẹ, lớn lên vì công ăn việc làm, ít có ai học vì chí khí đam mê”. Do vậy, người Việt Nam thường tham gia các lớp học không cần kiến thức, chủ yếu có một bằng cấp hay chứng chỉ nào đó. TS. Mark A. Ashwill – nguyên giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Hoa Kỳ đã từng phát biểu chính vì chạy theo bằng cấp mà 21 Trường Đại học ở Mỹ, không có trụ sở, không đăng ký, không được kiểm định, nhưng sang Việt Nam vẫn hoạt động được bằng cấp đó, trong số đó rất nhiều giảng viên đại học có tới cả bằng tiến sĩ.
Nghề nghiệp bản thân không thể hiện qua bằng cấp mà người đó đạt được, mà quan trọng hơn đó là quá trình không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc.
* Hướng đến thị trường lao động toàn cầu
Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và trong đó có quy định về mở cửa thị trường lao động việc làm. Do vậy, sinh viên Việt Nam ngày nay phải chuẩn bị tâm thế để tham gia cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Chuyến di cư vượt qua mọi ranh giới của những con người tài năng đã bắt đầu. Ngày nay, ở một số lĩnh vực, cánh cửa của thị trường việc làm trong nước đang dần co hẹp, thì ngày càng nhiều bạn trẻ có ý định tìm kiếm việc làm ở các thị trường nước ngoài. Việc tìm nguồn cung ứng nhân lực trên toàn thế giới vốn chỉ được giới hạn ở vài nước phát triển nay đang mở rộng sang các nước đang phát triển.
* Luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng là niềm vui lao động mỗi ngày
“Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình”. Người tạo nên huyền thoại Apple – Steven Jobs từng nói: “Nếu như trở thành người giàu nhất thế giới rồi cuối cùng kết thúc bằng việc được chôn trong nghĩa địa thì chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi đi ngủ, bạn có thể nói mình đã làm được một việc gì đó tuyệt vời, đừng làm việc vì tiền bạc. Hãy làm một việc gì đó mà bạn có thể tự hào rằng ngày hôm qua mình đã làm được những điều tuyệt vời có thể thay đổi thế giới”.
Đừng làm việc vì tiền, một câu nói nghe có vẻ sáo rỗng và không phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng thế hệ trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất mà còn nhu cầu tinh thần. Khi công việc không thể hòa hợp với cuộc sống, khi nó luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mâu thuẫn với chính mình, thì có lẽ, đó không phải là công việc thực sự dành cho bạn. Một công việc như vậy sẽ chỉ khiến bản thân bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi hơn.
Xã hội hiện đại ngày nay là một xã hội đa nguyên hóa. Cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào, chỉ cần bước lên đỉnh cao thì sự đền đáp về mặt vật chất chắc chắn sẽ tự động tăng lên cấp số nhân. Từ đó, ta có thể thấy tiền tài và hạnh phúc không phải là hai lựa chọn mà chúng ta phải chọn lấy một. Giờ đây, điều chúng ta cần quan tâm không phải là “phú quý hay bần hàn” trong nghề nghiệp, mà cần phải cảm thấy thích / không thích trong nghề nghiệp. Cần chắc chắn rằng đó là sự lựa chọn xuất phát từ chính sở thích cá nhân thay vì hành động theo sự lựa chọn của người khác. Hãy nhớ rằng, nghề nghiệp mơ ước không phải là một món quà gói ghém cẩn thận, đẹp đẽ và gửi tới bạn. Nghề nghiệp mơ ước là thành quả thu được từ nỗ lực của bản thân.
Tầm quan trọng lập kế hoạch nghề nghiệp
Đưa ra những phương án tối ưu để thực hiện công việc đã được lên kế hoạch, điều này giúp bạn xác định tính khả thi. Đưa ra những phương án đối phó với các rủi ro sẽ gặp phải, điều này giúp bạn tiếp tục vận hành công việc của mình nếu gặp phải bất trắc. Vì vậy, lập kế hoạch nghề nghiệp cung cấp thời gian tuyệt vời để kiểm tra các hoạt động bạn thích khi không làm việc. Có thể hơi kỳ cục, để kiểm tra các hoạt động không phải là làm việc khi lập kế hoạch nghề nghiệp. Nhiều lần sở thích và những hoạt động nhàn nhã có thể cho bạn cái nhìn sâu sắc về con đường sự nghiệp tương lai
Vì sao phải lập kế hoạch?
Bạn có quá nhiều việc phải làm trong một ngày, có nhiều dự định cho tương lai khiến bạn không thể lựa chọn hay sắp xếp được mọi thứ. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó. Lập kế hoạch giúp cuộc sống trở nên có thứ tự hơn, giúp cho công việc được giải quyết theo mức độ từ quan trọng nhất đến bình thường. Là đó là một kỹ năng cần thiết với cuộc sống với tất cả mọi ngành nghề – công việc.
Hiểu rõ bản thân không những giúp chúng ta kiểm soát những cảm xúc tiêu cực mà còn giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi hiểu rõ bản thân thì chúng ta mới có kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn.
Hàng năm có hàng ngàn tân sinh viên nhập học ngành học mình không mong muốn, hoặc không biết sau này mình sẽ ra làm nghề gì. Cũng số lượng đó, có khoảng hơn 70 % tân cử nhân ra trường làm trái ngành nghề hoặc thất nghiệp một thời gian dài vì không tìm được công việc phù hợp cho mình. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là các bạn sinh viên thường không hiểu bản thân mình có gì và mình muốn gì ở cuộc đời này. Khi được hỏi, rất nhiều người không xác định được dự định của bản thân trong vòng 2 – 5 năm tới hoặc có ước mơ chung chung như “muốn có việc làm lương cao, ổn định, gia đình hạnh phúc”. Nhưng làm thế nào để đạt được ước mơ đó, rất ít người trả lời được.
Như vậy, thấu hiểu bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn rất quan trọng, giúp cho các bạn sinh viên có kế hoạch vận dụng và thực hiện tốt khi đang còn ngồi ở giảng đường.