Ngày nay, chỉ số đường huyết không chỉ đo được tại các phòng xét nghiệm hoặc bệnh viện, mà còn có thể đo được tại nhà bằng máy đo đường huyết cá nhân. Vậy máy đo đường huyết cá nhân có dễ dùng, lấy máu có đau không? Độ chính xác có cao bằng máy ở bệnh viện không? Mời bạn cùng Vinabook tìm hiểu nhé.
Máy đo đường huyết cá nhân là gì?
Máy đo đường huyết còn gọi là máy đo tiểu đường, là một thiết bị điện tử có khả năng đo và tính toán số liệu đường huyết trong cơ thể người bệnh tại thời điểm đo. Từ đó người dùng có thể biết được chỉ số đường huyết hiện tại của mình là bao nhiêu.
Máy đo đường huyết chứa các cảm biến ở đầu que thử để phân tích hàm lượng glucose có trong máu. Đầu que thử chứa thuốc thử, loại thuốc này sẽ tạo ra phản ứng điện hóa khi tiếp xúc với glucose trong máu, sau đó sẽ truyền về máy và cho ra kết quả ở màn hình.
Sở hữu một chiếc máy đo đường huyết, bạn sẽ có thể theo dõi được lượng đường huyết thường xuyên. Từ đó, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
>>> Nên đo đường huyết ở thời điểm nào?
Dùng máy đo đường huyết cá nhân trong trường hợp nào
Máy đo đường huyết cá nhân là máy nên có ở mọi gia đình. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh đường huyết ở những người lớn tuổi.
Đối với những bệnh nhân tiểu đường, chiếc máy này sẽ là người bạn hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lí có thể vô tình khiến lượng đường huyết tăng lên.
Một chiếc máy đo đường huyết cá nhân giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường hàng ngày. Chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.
Máy đo đường huyết thường rất nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình. Khi nào người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc có các triệu chứng khó chịu, đều có thể dùng máy, sau 5s sẽ cho kết quả.
Vì tính nhỏ gọn và nhanh chóng, người bệnh có thể đưa ra phương án giải quyết, xử lý kịp thời.
Dựa vào chỉ số đường huyết hàng ngày, bệnh nhân có thể lập kế hoạch luyện tập, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để ổn định lượng đường huyết.
Với rất nhiều lợi ích của chiếc máy đo đường huyết mang lại, bạn nên trang bị một chiếc máy và hình thành thói quen sử dụng máy hàng ngày.
Máy không chỉ dùng cho người bị tiểu đường mà những người khỏe mạnh, bình thường cũng nên dùng để tầm soát bệnh tiểu đường sớm.
Máy đo đường huyết cá nhân lấy máu có đau không?
Để đo được lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết, trước tiên, bạn phải lấy máu ở đầu ngón tay. Đa số bệnh nhân điều cảm thấy không thoải mái khi lấy máu, do cảm giác khó chịu khi kim đâm vào tay gây ra. Nhưng bạn cũng đường lo lắng quá, vì nếu sử dụng đúng, nó sẽ không gây đau cho bạn chút nào.
Với câu hỏi “Máy đo đường huyết cá nhân lấy máu có đau không?”, thì câu trả lời là “Lấy máu bằng máy đo đường huyết cá nhân sẽ không gây đau nếu bạn dùng đúng cách”
Cách dùng máy đo đường huyết không gây đau khi lấy máu:
Thử nghiệm tìm một vị trí lấy máu thích hợp:
Ở cùng một vị trí lấy máu, người này sẽ có thể đau hơn so với những người khác. Chính vì lý do này, chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm để tìm một vị trí thích hợp và ít đau nhất. Vị trí đó có thể bên cạnh của ngón tay, hoặc một ngón tay bị chai sần sẽ giảm những dấu hiệu đau và thoải mái hơn.
Tránh chích trực tiếp vào đầu ngón tay:
Đầu ngón tay là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Nếu bạn chích vào đây thì vết thương sẽ lâu lành và có thể gây đâu cho những lần thử máu sau.
Mẹo để giảm đau khi lấy máu là véo hoặc đặt áp lực vào nơi chuẩn bị lấy máu, như thế sẽ giảm thiểu cơn đau một cách tối đa.
Không sử dụng rượu để khử trùng ngón tay trước khi lấy máu:
Bản chất rượu có tính ăn mòn, nồng độ cồn cao nên sẽ làm khô da. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra vết nứt và đau đớn khi thử xong.
Thay vào đó, nên rửa ngón tay bằng nước ấm, vì nước ấm làm mềm da và dịu cơn đau.
Thường xuyên hay đổi ngón tay mà bạn lấy máu để thử đường huyết:
Nếu phải lấy máu đo đường hàng ngày, bạn nên chọn một cách đánh dấu cho dễ nhớ, để đảm bảo không sử dụng một ngón tay cho nhiều lần thử máu.
Nếu cảm thấy bất cứ ngón nào bị đau, bạn nên dừng lấy máu ở ngón đó.
Hạn chế sử dụng lại kim chích máu:
Kim chích máu nếu sử dụng lại nhiều lần sẽ khiến bạn bị đau hơn. Nên sử dụng một lưỡi chích mới mỗi lần kiểm tra đường huyết.
Không ép máu từ đầu ngón tay:
Khi chích máu mà ngón tay vẫn không đủ máu để làm xét nghiệm thì không nên cố ép để nặn máu ra. Như vậy sẽ làm tổn thương các mô và dây thần kinh ở đầu ngón tay. Bạn nên vuốt nhẹ từ bàn tay đến ngón tay, hoặc để xuôi tay xuống để máy có thời gian chảy từ từ.
Lựa chọn máy đo đường huyết lấy lượng máu ít:
Một số máy đo đường huyết phải lấy lượng máu nhiều mới có thể thực hiện kiểm tra đường huyết. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của dòng máy này, đã ra đời nhiều dòng máy chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ trên đầu ngón tay là có thể thực hiện đo.
Lấy máu ít, bạn sẽ không cần đâm sâu, và sẽ không có cảm giác đau khi lấy máu nữa.
Nên chọn mua máy đo đường huyết nào để đảm bảo độ chính xác cao và ít đau:
Các dòng máy này chỉ cần lượng máu 0.4 – 0.6 μl(microlite), thời gian đo nhanh, chính xác cao. Được mọi người tin dùng.
Máy đo đường huyết Ogcare – Ý:
>>> Mua ngay tại đây
Máy đo đường huyết không cần nhập mã OGcare là lựa chọn tối ưu trong kiểm soát đường huyết người bệnh và người có nguy cơ mắc đái tháo đường.
Máy đo đường huyết OGCare là sản phẩm thuộc công ty BSI – Italia (Biochemical Systems International). Sản phẩm được sản xuất tại Italia theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt ISO 15197:2013 – tiêu chuẩn mới năm 2013 về độ chính xác. BSI là công ty hoạt động trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực theo dõi sức khỏe và y học.
TÍNH NĂNG NỖI BẬT
-
- Kiểm tra đường huyết tại nhà.
- Đơn vị tính mg/dL hoặc mmol/L.
- Tự động nhận mã que.
- Tốc độ lấy máu cực nhanh, chỉ 0,1 giây, cho kết quả trong vòng 5s.
- Bộ nhớ 300 kết quả kèm theo ngày giờ.
- Tính trung bình kết quả đo trong bộ nhớ.
- Sử dụng enzyme Glucose Oxidase.
>> Cách sử dụng máy đo đường huyết Ogcare
Máy Đo Đường Huyết Viva Chek Ino – Mỹ
– Đạt tiêu chuẩn cao nhất của máy đo đường huyết hiện nay là ISO 15197:2015; ISO 13485:2016; FDA, EC
– Que thử test strip với thiết kế 8 điện cực nên có độ chính xác cao và rất ổn định
– HCT 20-70%: có thể đo được đường huyết cho trẻ em, nhi sơ sinh cũng như phụ nữ mang thai, hay những người có tỷ lệ hồng cầu thấp
– Không cần nhập mã code test strip, đơn giản, hiệu quả.
– Dải nhiệt độ hoạt động rộng 5-450C
– Mẫu lấy máu ít 0,5 uL
– Cho kết quả nhanh chỉ sau 5s
– Máy có nút bỏ test strip sau khi đo
– Bộ nhớ máy VivaChek Ino đến 900 kết quả, có thể tính kết quả trung bình 7 ngày, 14 ngày, 30 ngày
– Đánh dấu kết quả đo trước hoặc sau khi ăn
– Cảnh báo nồng độ đường trong máu thấp (Hypo warning)
– Nhắc nhở đo 5 lần trong ngày
Máy đo đường huyết Safe- Accu – Đức:
Mua máy đo đường huyết tại Đà Nẵng
Bạn có thể đến Thiết bị y tế Vinabook để được tư vấn và chọn lựa một chiếc máy đo đường huyết phù hợp với bản thân và gia đình mình.
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519