Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch. Ngược lại, huyết áp cao làm tăng áp lực của máu tác động lên thành tĩnh mạch gây nhiều áp lực cho tim và các bộ phận khác trên cơ thể. Vậy huyết áp thấp hay huyết áp cao nguy hiểm hơn?
Huyết áp thấp hay cao đều tiềm ẩn nguy hiểm. Trong khi nhiều người lo sợ bệnh huyết áp cao thì ngược lại không mấy người hay quan tâm tới bệnh huyết áp thấp, hoặc nghĩ huyết áp thấp không nguy hiểm nên bỏ qua. Nhưng thật sự lại không như vậy, huyết áp thấp được xem là “sát thủ” giấu mặt, nguy hiểm không kém.
Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Khi huyết áp thấp lặp đi lặp lại nhiều lần, nó khiến chức năng hệ thống thần kinh suy giảm, cơ thể không kịp điều chỉnh để cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể như não, tim, thận khiến chúng bị tổn thương.
Nếu không điều trị kịp thời, tụt huyết áp gây nên tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, thậm chí là tử vong. Khoảng 30% người bị huyết áp thấp bị tai biến mạch máu não, đặc biệt là bệnh nhồi máu não.
Bệnh tụt huyết áp gây sốc cho cơ thể, đặc biệt gây nguy hiểm nghiêm trọng khi người bệnh đang lái xe hoặc đang làm việc trên tầng cao.
>>> Bệnh tụt huyết áp, nguyên nhân và cách điều trị
Các triệu chứng thường thấy của bệnh huyết áp thấp
Các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thường dễ nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiền đình và bệnh thiếu máu. Tuy vậy, 3 căn bệnh này là hoàn toàn khác nhau.
Tụt huyết áp khiến não không được cung cấp đầy đủ máu, đây là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy hoa mắt nhiều hơn là cảm giác chóng mặt. Bệnh hay gặp ở người già hay người trẻ ít vận động với các triệu chứng thường gặp như : Cơ thể uể oải, da dẻ xanh xao, hoa mắt, mệt mỏi, kiệt sức khi làm việc nặng. Đây chỉ là những biểu hiện ban đầu của bệnh.
Các biểu hiện khác:
– Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt.
– Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn.
– Suy giảm khả năng tình dục.
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
– Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.
– Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Huyết áp thấp mạn tính không có triệu chứng và không nghiêm trọng. Một số người khỏe mạnh tập thể dục thường có xu hướng bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, việc giảm huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.
Ở diễn tiến nặng hơn, người bị huyết áp thấp thường có một số triệu chứng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch.
Ai là người dễ mắc bệnh bệnh huyết áp thấp
Những người bị tụt huyết áp thường có biểu hiện cơ thể mệt mỏi và thiếu sức sống, vậy ai thường nằm trong những trường hợp này?
– Người quá lao lực, thể trạng yếu, suy dinh dưỡng.
– Người áp dụng những biện pháp giảm cân không an toàn khiến cơ thể suy nhược, stress, mất ngủ.
– Người bị suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp.
– Người có đường huyết giảm: khi bị tụt đường huyết, lượng đường trong máu bạn có khả năng xuống dưới mức 2.5 mmol/l. Đây là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, run rẩy..
Cách điều trị hiệu quả bệnh huyết áp thấp
Dưới đây chỉ là thông tin tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sỹ. Nếu bạn muốn biết tốt nhất căn bệnh của mình ở mức độ nào, nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để có một lộ trình điều trị phù hợp.
Phương pháp dùng để chẩn đoán huyết áp thấp :
Để xác định xem bạn có thực sự bị huyết áp thấp hay không, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp và nhịp mạch ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm, sau đó đo ở tư thế đứng, kèm theo các xét nghiệm :
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm đánh giá xem bạn có thiếu máu hay không? Xét nghiệm này có ý nghĩa trong việc kiểm tra sự cân bằng các thành phần hóa học trong máu cũng như nồng độ các chất dịch nằm trong ngưỡng bình thường không.
– Xét nghiệm để xem liệu tin có co bóp phù hợp không.
Phương pháp dùng để điều trị huyết áp thấp:
Bệnh huyết áp thấp thường ít được đưa vào điều trị vì chỉ gây ra những dấu hiệu hoặc triệu chứng nhẹ như chóng mặt thoáng qua khi đứng dậy.
Điều đầu tiên cần xem xét là tụt huyết áp có phải do dùng thuốc hay không? Nếu do dùng thuốc thì bác sĩ sẽ đổi thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng để phù hợp với thể chất bệnh nhân.
Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, bạn có thể thực hiện những phương pháp sau để điều trị huyết áp thấp:
– Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, nhất là ở những người lớn tuổi.
– Uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước.
– Mang vớ ép.
– Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị huyết áp thấp tư thế đứng.
Những thói quen giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tụt huyết áp
Lời khuyên này dành riêng cho những người bị huyết áp thấp sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ:
– Đứng dậy chậm và để cho cơ thể có thời gian thích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy ngồi dậy và chờ đợi một lúc. Sau đó, bạn xoay chân ở cạnh giường và chờ đợi thêm chút nữa. Khi bạn đứng lên, phải chắc chắn rằng bạn có một điểm tựa nào đó để bám vào trong trường hợp bắt đầu cảm thấy chóng mặt.
– Tránh chạy, leo núi hoặc làm bất cứ hoạt động nào mất rất nhiều năng lượng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Những hoạt động này có thể làm giảm huyết áp ở tư thế đứng.
– Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
– Đặt một chiếc gối dưới đầu sao cho đầu cao hơn tim một chút.
– Mang vớ “ép”, tốt nhất là loại vớ dài tới hông, nhưng những loại này rất khó mặc.
– Tránh uống nhiều rượu.
– Đo huyết áp thường xuyên với máy đo huyết áp là cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp hằng ngày .
Máy đo huyết áp tốt sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng huyết áp hàng ngày một cách hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng