Đề cương tiểu luận là gì? Cách xây dựng đề cương tiểu luận
January 28, 2021 TRẮC NGHIỆM KỸ NĂNG MỀM
Khi viết tiểu luận việc xây dựng đề cương là điều vô cùng cần thiết nhưng nhiều bạn thường bỏ qua việc xây dựng đề cương tiểu luận, khiến cho bài luận không được chặt chẽ và có chất lượng tốt nhất. Vì vậy bài viết hôm nay Wiki Luận Văn sẽ mang tới một số thông tin về đề cương của bài tiểu luận và hướng dẫn bạn cách xây dựng đề cương chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Đề cương tiểu luận là gì?
Đề cương tiểu luậnlà một bản kế hoạch tiến hành nghiên cứu và được trình bày dưới dạng văn bản, được công bố trong giai đoạn đầu trước khi thực hiện một đề tài tiểu luận nào đó. Bản đề cương này sẽ khái quát về lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành nghiên cứu.
Đề cương tiểu luận được xem như một bản báo cáo xin phép nghiên cứu sinh được bắt đầu triển khai nghiên cứu về một đề tài tiểu luận nào đó.
Vai trò của đề cương tiểu luận
Đề cương của bài tiểu luận rất cần thiết và giữ vai trò quan trọng mỗi khi viết tiểu luận. Nó cần phải được xây dựng trước khi tiến hành viết bài luận và ảnh hưởng tới chất lượng của các bài luận đó.
Việc làm dàn ý hay còn gọi là đề cương sẽ giúp cho người viết kiểm soát được về dung lượng của mỗi phần trong bài tiểu luận. Khi đó sẽ giúp cho bạn không bị sa đà hay đi quá sao vào việc phân tích những phần không máy quan trọng và làm giảm bớt đi chất lượng của các nội dung chính.
Một bản đề cương tốt còn giúp cho người viết sắp xếp và biết cách phân bổ về thời gian sao cho hợp lý nhất. Khi đó bạn sẽ biết được phần nào nên tìm hiểu sâu hoặc phần nào chỉ nên trình bày về các nội dung cơ bản. Ngoài ra việc lập đề cương tiểu luận còn giúp bạn tận dụng để triển khai các ý thành một bài tiểu luận hoàn chỉnh mà không cảm thấy lo lắng vì bỏ sót bất kỳ một ý tưởng nào.
Do đó có thể nói rằng đề cương tiểu luận giống như khung xương sống giúp bạn định hình được về nội dung của toàn bài. Từ đó sẽ giúp cho bài luận được chất lượng hơn và tránh lan man, quanh co khiến người đọc khó hiểu.
Cách xây dựng đề cương tiểu luận
Nhiều bạn sinh viết khi viết tiểu luận thường gặp phải khó khăn trong việc xây dựng đề cương. Nếu một bản đề cương tiểu luận được lập không đúng cách, quá sơ sài hoặc quá dài dòng thì cũng có thể khiến cho tính hiệu quả khi áp dụng nó vào viết tiểu luận bị giảm đi. Vì thế để lập đề cương chi tiết tiểu luận bạn cần áp dụng các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định và phân tích cụ thể về đề tài nghiên cứu
Việc làm quan trong đầu tiên khi lập đề cương tiểu luận đó là phải xác định được đề tài mà mình cần viết trong bài luận là gì. Khi đã xác định được đề tài sẽ giúp cho bạn có thể khoanh vùng được phạm vi nghiên cứu cũng như kiến thức có thể sử dụng trong bài luận. Đồng thời nhờ vào đó bạn cũng nắm được về giới hạn, mức độ, thời gian và không gian nghiên cứu.
Khi lựa chọn và phân tích đề tài nên chọn các đề tài vừa với năng lực của bản thân. Không nên chọn đề tài quá rộng hay quá hẹp vì nó sẽ làm thiếu đi sự sâu sắc của bài tiểu luận.
Bước 2: Tổng hợp thông tin, dữ liệu
Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu và biết được mình muốn làm gì thì bước tiếp theo trong xây dựng đề cương tiểu luận đó là tìm kiếm thông tin, dữ liệu có liên quan tới đề tài được bạn lựa chọn.
Chú ý nên sử dụng nguồn thông tin đáng tin cậy và là nguồn chính thống, tránh những tư liệu tràn lan sẽ làm loãng bài nghiên cứu và không đảm bảo nội dung, khoa học.
Bước 3: Lập đề cương chi tiết tiểu luận
Đây là bước cuối cùng bạn cần thực hiện trong xây dựng đề cương tiểu luận. Khi lập đề cương chi tiết hãy cân nhắc và lựa chọn về các luận điểm được xem là quan trọng và cần thiết nhất. Lập đề cương cho bài tiểu luận cần phải bám sát về cấu trúc của một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Nó bao gồm các phần cơ bản như:
Phần mở đầu
Đây là phần cung cấp các thông tin cơ bản cho vấn đề nghiên cứu. Ở phần này sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin tới người đọc. Khi viết phần mở đầu đề cương bạn phải nêu rõ các ý sau:
+ Nội dung của đề tài.
+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
+ Lịch sử nghiên cứu.
+ Mục đích nghiên cứu.
+ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu.
Phần mở đầu cần được trình bày một cách ngắn gọn nhất và không nên quá chi tiết hay dài dòng vì có thể gây mất nhiều thời gian.
Phần nội dung
Phần nội dung là phần quan trọng nhất trong bài tiểu luận. Phần nội dung sẽ bao gồm các chương và các mục khác nhau. Khi lập nội dung cho đề cương tiểu luận cần nắm được nội dung chính đó là:
+ Lý thuyết chung.
+ Thực trạng.
+ Giải pháp.
Ở mỗi phần trên sẽ có các ý nhỏ hơn. Nhiệm vụ của bạn là sắp xếp sao cho giữa các ý có sự liên kết, logic và bổ sung cho luận điểm chính.
Phần kết luận
Ở phần này, người lập đề cương chỉ cần tóm tắt các nội dung chính thông qua các gạch đầu dòng. Sau đó sẽ đề cập ngắn gọn tới các giải pháp, kiến nghị cho đề tài nghiên cứu.
Nếu bạn đang khó khăn trong việc lựa chọn đề tài tiểu luận hay không có thời gian làm bài luận thì hãy tham khảo để lựa chọn một đơn vị uy tín và tin cậy nhất.