KỸ NĂNG HỌC ĐẠI HỌC BẠN CẦN BIẾT
Khi một cánh cửa khác (đại học) mở ra bạn cần phải làm gì?
Những kỹ năng nào bạn cần chú ý?
Đó chính là mục tiêu ” Kỹ năng học đại học bạn cần phải biết” không thể nào lơ là được. Tại thời điểm các bạn học đại học, việc học hoàn toàn khác biệt so với học phổ thông mà mỗi cá nhân phải tự nghiêm khắc có tính kỷ luật cao để rèn luyện bản thân. Có như vậy mới học kỹ năng mềm tốt được, chúng ta tham khảo các nội dung dưới đây nhé để sau này không phải hối tiếc khoảng thời gian đẹp thời sinh viên.
Nằm lòng 5 kỹ năng học đại học sinh viên cần trau dồi:
- Kỹ năng ghi chép. …
- Kỹ năng đọc tài liệu. …
- Kỹ năng giao tiếp. …
- Kỹ năng quản lý thời gian. …
- Kỹ năng làm việc nhóm.
5 kỹ năng trên bạn phải bỏ túi ngay và liền, làm sao để có 5 kỹ năng này tìm hiểu thêm tại đây
Tự học chiếm 70%
Không giống với thời học cấp cấp 3, phương pháp học ở Đại học lại thay đổi 180 độ. Với cấp 3, học sinh sẽ được giáo viên phân tích kiến thức cụ thể, có bài tập về nhà và có thời gian để giải đáp thắc mắc, các câu hỏi mà học viên đưa ra. Nhưng ở đại học, hầu hết sinh viên phải tự học, tinh thần tự học chiếm hơn 70% thời gian học của sinh viên.
Với đại học, bạn phải tự làm chủ tất cả mọi thứ, giảng viên chỉ có trách nhiệm giải thích những kiến thức khó và định hướng sinh viên trong quá trình học. Đại học là không viết lên bản, ít bài tập về nhà. Và tất cả những gì sinh viên có chính là cuốn giáo trình. Nếu sinh viên thắc mắc, có thể tự tìm hiểu hoặc gặp hỏi trực tiếp giảng viên về kiến thức cũng như phương pháp học đại học tốt nhất.
Tự học cách cân bằng cuộc sống
Không chỉ giúp nhanh chóng đạt mục tiêu, việc áp dụng các phương pháp học hiệu quả cho sinh viên còn giúp mỗi sinh viên cân bằng được cuộc sống của mình giữ việc học và việc chơi. Họ thường là những người có kế hoạch cụ thể trong ngày, và có mục tiêu rõ ràng. Đây sẽ là điểm mạnh sau khi tốt nghiệp, giúp sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận với công việc tốt hơn.
Nắm rõ được bài học
Việc áp dụng các phương pháp học cho từng môn học sẽ giúp sinh viên tiếp thu nhanh chóng bài học. Trên giảng đường, cách dạy của giảng viên áp dụng cho tất cả sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phù hợp với cách đó. Mỗi người sẽ có cách tiếp thu và ghi nhớ khác nhau. Việc học, hiểu và nắm bắt kiến thức nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cách mà mỗi sinh viên áp dụng.
Xác định rõ mục tiêu học tập và định hướng sau khi tốt nghiệp
Khi bước vào cánh cửa đại học, vốn dĩ mỗi cá nhân đều đã phải xác định cho mình một mục tiêu riêng cho tương lai. Ở ở giai đoạn này, chúng ta không thể thờ ơ với chính cuộc đời của mình khi cứ khăng khăng “học cho xong rồi tính tiếp” hoặc “tới đâu hay tới đó”.
Không có mục tiêu định hướng rõ ràng thì không thể đạt đến thành công. Chỉ khi nào biết được mình học vì điều gì? Học cho ai? Học để có được những điều gì? Thì tự khắc chúng ta sẽ tự vẽ ra kế hoạch cụ thể cho bản thân. Có thể đó không phải là một kế hoạch hoàn hảo, hoặc cũng có thể nó còn nhiều điều xa vời. Tuy vậy, nó vẫn là điều tuyệt vời hơn so với việc bạn đang đi trên con đường nhưng không hề có phương hướng.
Trân trọng từng tiết học trên giảng đường
Mỗi lời giảng, mỗi trang giáo án là cả một lượng kiến thức, thông tin quan trọng về ngành học đó. Bởi thực tế, trong một tiết học, họ không thể nào cung cấp, giảng dạy một cách chi tiết hoặc thậm chí là đọc chép.
Chính vì vậy, họ sẽ chỉ cung cấp ý chính, điểm mấu chốt đặc biệt quan trọng về nội dung. Nếu như bỏ lỡ những vấn đề này, bạn cũng coi như đã bỏ đi kiến thức nền tảng cần thiết cho ngành học của mình. Điều này sẽ khiến cho quá trình ôn thi kết thúc môn của bạn sau này càng trở nên khó khăn và cam go hơn khi phải tổng hợp kiến thức lại từ đầu. Đây là một trong những phương pháp học hiệu quả cho sinh viên được nhiều bạn trẻ áp dụng.
Phân chia thời gian biểu cho từng môn học ngoài giờ học chính
Sinh viên mỗi ngành nghề sẽ có thời gian học tập khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì họ vẫn sẽ có khá nhiều thời gian trống tiết. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để tự học thêm, học nhóm hoặc tham gia các hoạt động phong trào.
Bạn sẽ trở nên năng động, làm được rất nhiều việc nếu như bạn biết cách sắp xếp cuộc sống của mình. Còn nếu mọi thứ như một mớ hỗn độn, bạn làm việc học tập không theo một trình tự rõ ràng, mọi quyết định chỉ là nhất thời và theo cảm tính. Vậy thì dù bạn có nhiều thời gian rảnh đến đâu thì cũng không thể hoàn thành bất cứ việc nào.
Bạn bè sẽ là người đồng hành đắc lực nhất
Học cùng bạn bè cũng sẽ là một trong những phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên. Là người trẻ, đồng trang lứa, các bạn có thể dễ dàng trò chuyện, kết bạn và trao đổi cùng nhau. Hãy gắn bó cùng những người có cùng chí hướng, cùng mục tiêu học tập. Từ đó có thể cùng giúp đỡ nhau đi qua những tháng ngày đại học đầy tươi đẹp.
Khi có người đồng hành, bạn sẽ có được kỹ năng làm việc nhóm và cách ứng xử. Bạn cũng có thể tự mình quản lý được thời gian làm sao để cân bằng được thời gian tự học và thời gian học cùng bạn bè. Bởi thục chất, không phải lúc nào cũng phải học nhóm, học cùng người khác. Đôi khi tự học một mình vẫn sẽ hiệu quả hơn.
Hình thành thói quen tự học
Tự học là phương pháp học hiệu quả cho sinh viên được nhiều người công nhận. Những có một sự thật rằng khả năng tự học của sinh viên Việt Nam vẫn còn bị giới hạn.
Kỹ năng này cũng cần phải rèn luyện, thậm chí là quyết tâm rèn luyện mới có thể hình thành được. Để có thể tự học tốt, bạn phải biết được đâu là khoảng thời gian mà bản thân có thể tập trung cao độ. Bạn phải biết được đâu là địa điểm giúp bạn nâng cao hứng thú học tập. Bạn cũng cần phải có khả năng tự lọc nội dung, tự chọn lựa sách để học.
Phương pháp học đại học dành cho sinh viên năm nhất
Như được chia sẻ trên, sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học. Đặc biệt là những sinh viên năm nhất, khi lần đầu tiên tiếp cận với phong cách giảng dạy của các giảng viên đại học. Do đó, mỗi sinh viên năm nhất đều cần trang bị cho mình những phương pháp học đại học để giúp cải thiện tốt hơn kết quả học tập của mình.
Tự chuẩn bị bài (Prepare)
Kiến thức ở đại học rất nhiều, không phải phân nhỏ như khi học trung học. Do đó, sinh viên không chỉ bắt đầu bài học ngay tại giảng đường, nghe giảng bài. Mà trước đó, sinh viên phải tích cực chuẩn bị bài, viết ra những điều mình không hiểu.
Điều này không chỉ giúp việc học trên lớp thoải mái hơn, trao đổi với bạn bè tích cực hơn, mà nó còn có tác dụng trong việc cải thiện tâm lý, luôn đưa bản thân vào trạng thái chủ động và sáng tạo hơn.
Sắp xếp, tổ chức quá trình học (Organize)
Sinh viên năm nhất cần biết cách sắp xếp, tự tổ chức thời gian biểu cho bản thân để đi đúng mục đích hơn. Bên cạnh đó, việc tuân thủ theo thời gian biểu sẽ giúp chúng ta học tập có tổ chức, có khoa học.
Thực hiện (Work)
Ông bà ta từ trước đến nay luôn đề cao việc “học đi đôi với hành”. Bởi lẽ, thực hành trong quá trình học rất quan trọng, mang lại kết quả học tập cực kỳ tốt. Do đó, thực hành chính là phương pháp giúp học tập hiệu quả, đặc biệt là các sinh viên năm nhất.
Tự đánh giá bản thân và đánh giá kết quả (Evaluate)
Việc tự đánh giá khả năng của bản thân, cũng như đánh giá kết quả mà mình làm được sẽ giúp sinh viên biết mình đang ở đâu, cần cải thiện những gì và tự biết cách tìm ra cho mình hướng giải quyết tốt hơn.
Suy nghĩ kỹ (Rethink – Recreate)
Suy nghĩ kỹ, hay suy nghĩ lại là cách sinh viên lật ngược các vấn đề khó khi gặp phải trong quá trình học. Đây là tư duy cần phải rèn luyện và thực hành liên tục. Không những thế, việc suy nghĩ kỹ sẽ giúp bạn cẩn thận hơn trong bất kỳ công việc nào, kể cả việc học. Từ đó, mọi vấn đề sẽ được sáng tỏ, bản thân sẽ tự phát triển và sáng tạo hơn.
Cuối cùng, hãy giải lao để cơ thể, trí não được nghỉ ngơi (Recreate). Đây cũng là một trong những điều mà sinh viên năm nhất cần thực hiện để không khiến bản thân rơi vào tình trạng chán nản, bí bách khi học.
Có thể thấy, 5 cách trên khi thực hiện cùng một lúc sẽ tạo nên phương pháp học tập POWER – Một trong những phương pháp học đại học ấn tượng và được các chuyên gia thế giới đánh giá rất cao về tính hiệu quả và dễ dàng thực hiện, áp dụng cho mọi đối tượng.
Tham khảo nhiều nguồn tin khác nhau
Chủ động trong học tập là tốt, bên cạnh tự mình chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, sinh viên cần tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn thông tin khác nhau sau buổi học. Điều này sẽ giúp học viên mở rộng khả năng tư duy, phân tích của mình, từ đó có cái nhìn khách quan, đa chiều và rõ ràng hơn trong mọi vấn đề.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu nhiều nguồn tin cho một kiến thức còn giúp bạn tự nhận ra rằng tất cả các kiến thức, dù có nhiều thông tin nhưng tất cả đều xoay quanh 1 lõi. Nếu phát hiện ra lõi kiến thức, bạn sẽ có thể tự suy luận ra tất cả các vấn đề của nó. Tuy nhiên, vì có rất nhiều thông tin và quan điểm khác nhau, do đó hãy cẩn thận trong việc chọn lọc thông tin.
Chọn thời gian để học
Sinh viên thường sẽ có rất nhiều thời gian, đặt biệt là các bạn ở trọ. Thế nhưng, không phải đầu tư tất cả thời gian cho việc học, như thế cơ thể và não bộ sẽ bị “over”. Theo nhiều khảo sát, thời gian học tập hiệu quả cho mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, khung thời gian học lý tưởng và buổi sáng sau khi thức dậy, buổi trưa sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là những khoảng thời gian yên tĩnh, não bộ cũng tỉnh táo. Nếu học trong thời gian này, sinh viên sẽ đạt được hiệu quả cao, và ghi nhớ tốt kiến thiết.
Luyện khả năng ghi nhớ mỗi ngày
Chắc hẳn bạn đã nghe đến “đường mòn trên não” hay còn biết đến là “nếp nhăn”. Những người ghi nhớ lâu và ghi nhớ tốt thường sẽ có bề mặt não nhăn nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là bẩm sinh, mà do chúng ta rèn luyện mỗi ngày.
Để tăng khả năng nhớ lâu, bộ não cần được kích hoạt và hoạt động liên tục. Cụ thể hãy hình thành các thói quen như: kiểm tra túi xách khi đến trường, đọc bài và soạn bài trước buổi học, ôn lại kiến thức và mở rộng kiến thức sau tiết học, tích cực ghi chép những ý chính trong bài, luôn đặt ra câu hỏi và giải quyết vấn đề, ghi nhớ những gì mình đã học, tăng khả năng quan sát, … Có thể thấy, những hành động này rất đơn giản. Nhưng khi hình thành thói quen, bạn sẽ cảm thấy bản thân hữu ích rất nhiều.
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình
Có thể nói, thuyết trình là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên ở đại học. Việc thuyết trình sẽ giúp sinh viên tự tin hơn khi đứng trước đám đông, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như cách sử dụng từ nghĩ, nâng cao hiệu quả thảo luận, … Điều này sẽ tăng sự chủ động trong việc học và sinh viên năm nhất cảm thấy dễ dàng hơn với môi trường đại học, hay bất kỳ môi trường nào sau này.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Vui chơi cũng là một phương pháp học đại học giúp ích cho sinh viên. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên cải thiện được kỹ năng mềm, giảm áp lực học, tận hưởng, giải lao với những hoạt động bổ ích. Điều này cũng tăng khả năng tư duy, sáng tạo, phản xạ cho sinh viên.
Tăng kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm
Thảo luận và làm việc nhóm cũng giống như thuyết trình, là một trong những hoạt động diễn ra ở mọi môn học mà bạn đăng ký. Để trở nên hòa đồng, kết nối với bạn bè trong quá trình học, hãy tạo cho mình kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm. Điều này không chỉ có tác dụng cải thiện việc học, mà còn giúp bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ khác ngoài gia đình.
Lời kết
“Chúng ta chỉ sống một lẫn trong đời hãy sống sao cho đáng sống”
Có được phương pháp học tập phù hợp với bản thân sẽ là nền tảng để các bạn sinh viên thêm tự tin và vững vàng trong những năm tháng học đại học của mình có kết quả tốt được.
SOS: Phải thật sự nghiêm túc, rèn luyện kỷ luật bản thân, xây dựng mục tiêu bám lấy nó để thực hiện, phải tạo ra một thành quả hay sản thẩm từ ý tưởng ban đầu đầu cho đến khi hoàn thành, phải hiểu rõ phương pháp.