Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Trong huyết áp thì sẽ có huyết áp cao và huyết áp thấp, mà huyết áp cao hay huyết áp thấp sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đo huyết áp thì chúng ta sẽ có chỉ số huyết áp, trong chỉ số huyết áp gồm có: Huyết áp tâm thuHuyết áp tâm trương. Hiểu được hai chỉ số này phần nào biết được tình trạng sức khỏe của chúng ta và biết nên duy trì huyết áp tốt. Bài viết này chúng tôi cũng các bạn tìm hiểu về 2 chỉ số này nhé.

1/ Huyết áp tâm thu

1.1. Huyết áp tâm thu là gì?

Huyết áp tâm thu là lực của dòng máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Đây là chỉ số quan trọng, bởi vì nó thể hiện khả năng cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể của tim. Cụ thể trong mỗi nhịp tim sẽ có 1 lượng máu được tim tống ra, sau đó theo mạch máu đi khắp cơ thể, áp lực của dòng máu lên động mạch gọi là huyết áp tâm thu.

huyết áp tâm thu

Chỉ số của huyết áp tâm thu phụ thuộc vào khả năng tim co bóp và lượng máu đi ra tim trong mỗi lần đập. Tim có bóp càng mạnh, máu càng nhiều thì huyết áp tâm thu càng lớn, ngược lại. Khi đo bằng dụng cụ cầm tay, huyết áp tâm thu được đánh dấu lúc người đo nghe được tiếng đập đầu tiên khi xả bao hơi.

1.2. Chỉ số huyết áp tâm thu như thế nào là bình thường?

Đối với hoạt động của các cơ quan sinh tồn như não, tim, thận và với sức khỏe nói chung. Huyết áp tâm thu chính là con số biểu thị cho khả năng tưới máu đến các cơ quan hoạt động bình thường.

Theo như WHO thì khi huyết áp tâm thu của bạn dao động từ 90-140 mmHg được coi là bình thường. Trường hợp cao huyết áp được chuẩn đoán khi huyết áp cao hơn 140 và 90 mmHg.

1.3. Rối loạn huyết áp tâm thu nguy hiểm như thế nào?

Khi huyết áp tâm thu bình thường thì chứng tỏ máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể ổn định. Máu được tim cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể một cách đều đặn. Nếu huyết áp tâm thu bị tăng đơn độc đột ngột sẽ dẫn đến khiến bạn khó chịu, có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm mà ta không lường trước được.

Huyết áp tâm thu tăng cao bạn sẽ cảm thấy mỏi vai gáy, tim đập nhanh. Trường hợp nặng thì có thể bị ngất xỉu và mất ý thức. Nguyên nhân là não các các cơ quan khác không nhận được đủ oxy và máu, tình trạng thiếu máu lên não hay chết não có thể nguy hiểm đến tính mạng.

thiếu oxy và máu lên não

2/ Huyết áp tâm trương

2.1. Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất đo được trong mạch máu. Huyết áp này được đo giữa 2 lần tim đập, tức là lúc cơ tim giãn.

2.2. Huyết áp tâm trương có chỉ số như thế nào là ổn?

Nếu muốn biết một người có ổn định về huyết áp hay không thì ta cần không qua chỉ số của huyết áp tâm trương và tâm thu:

–   Huyết áp bình thường của 1 người trưởng thành: huyết áp tâm thu từ 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg

–   Tình trạng cao huyết áp: huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/ hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Hiệu số chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương biểu thị cho áp lực bơm máu các cơ quan. Sự chênh lệch chỉ được phép trên 20 mmHg. Nếu thấp hơn, người bệnh sẽ gặp tình trạng huyết áp kẹp, lúc đó phải cấp cứu.

>>> Huyết áp tâm trương thấp có nguy hiểm không?

2.3. Huyết áp tâm trương không ổn định thì có nguy hiểm gì nghiêm trọng không?

Huyết áp tâm trương cao thường xảy ra khi áp suất tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Trong đó tăng huyết áp tâm trương đơn độc chủ yếu xảy ra ở những người trẻ tuổi. Tình trạng này khiến mạch máu trở nên cứng dần, ít đàn hồi và xơ vữa theo thời gian. Nguyên nhân dẫn đến điều này hầu hết là không xác định được rõ ràng. Một số trường hợp xác định được nguyên nhân bao gồm là biến chứng của những rối loạn khác như: hội chứng ngưng thở khi thở, bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận…

ngưng thở khi ngủ

Mức huyết áp dao động bình thường từ 60-80 mmHg. Nếu ở mức 80-89 mmHg thì bạn đang trong giai đoạn tiền tăng huyết áp.

Huyết áp tâm trương thường thay đổi suốt một ngày. Vì vậy bạn nên kiểm tra vài lần 1 ngày để có chỉ số chính xác. Tình trạng này làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

đo huyết áp

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin về huyết áp tâm thu và tâm trương. Các bạn cũng đã hiểu được phần nào về độ nguy hiểm của nó khi tăng cao. Vì vậy muốn phát hiện sớm khi huyết áp tăng thì bạn hãy đo huyết áp thường xuyên để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.

Các bạn có thể tham khảo một số máy đo huyết áp tại nhà của công ty Thiết bị y tế gia đình Vinabook của chúng tôi, đảm bảo chất lượng, chỉ số đo chính xác, để kiểm tra huyết áp của mình hàng ngày. Chúc mọi người có một sức khỏe tốt.

>>> Huyết áp thấp hay huyết áp cao nguy hiểm hơn?

Thiết bị y tế gia đình Vinabook
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0915551519 – 02363822866