Những lầm tưởng của sinh viên về Service-Learning

Service-Learning là phương pháp giáo dục được đánh giá cao tại các nước phát triển.Tại Việt Nam, Trường Đại học Hoa Sen là một trong những trường đại học tiên phong trong việc đưa môn học Service-Learning vào lộ trình học của sinh viên. Vậy chúng ta cần biết những thông tin nào để có trải nghiệm Service-Learning tốt đẹp nhất?

Lầm tưởng 1: Service-Learning (SL) chỉ là chương trình tình nguyện, là dịch vụ cộng đồng, là các hoạt động ngoại khóa,…

Nhưng…

Thực chất SL phương pháp giáo dục đại học. SL tạo sự cân bằng giữa việc học và phục vụ cộng đồng, nhờ đó sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tuy SL và dịch vụ cộng đồng có một vài điểm chung nhưng SL và dịch vụ cộng đồng vẫn có những khác biệt như sau:

–        Dịch vụ cộng đồng: Chỉ cung cấp dịch vụ ý nghĩa với mục tiêu giáo dục đạo đức, phát triển bản thân và xã hội trên tinh thần tự nguyện của sinh viên.

–        Service-Learning: Có mục tiêu phát triển giáo dục học thuật, tăng cường tri thức và trải nghiệm thực tế cho sinh viên, giúp sinh viên tư duy về những đóng góp và ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng.

Lầm tưởng 2: Hầu hết các bạn sinh viên và giảng viên nghĩ rằng Service-Learning là chỉ đi cộng đồng và chỉ có làm sự kiện.

Nhưng sự thật là Service-Learning tại HSU có 3 hình thức:

–      Đề án SL: SL có thể lồng ghép vào các bài tập lớn, đề án của sinh viên. Trong trường hợp này, GV hoặc SV có thể làm việc với Trung tâm Service-Learning (CSL) để có được các nhu cầu cộng đồng phù hợp.

–     Môn học SL: Môn học Service-Learning cũng được triển khai trong các học kỳ chính. Một số môn học SL đã và đang được giảng dạy gồm có: Phát triển toàn diện thông qua liệu pháp nghệ thuật (Giáo dục cảm xúc); Xây dựng cộng đồng xanh. 

Lầm tưởng 3: Sinh viên chỉ được giấy chứng nhận khi tham gia Service-Learning? 

Khi tham gia Service-Learning, sinh viên có thể nhận được:

  • Điểm môn học nếu tham gia môn học Service-Learning
  • Giấy chứng nhận tham gia.
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo.
  • Tăng cường kiến thức và kỹ năng về tư duy phản biện, diễn đạt trước công chúng.
  • Có cơ hội hiểu rõ hơn các khái niệm, lý thuyết và nguyên lý môn học. Từ đó, đúc kết mối liên kết giữa lý thuyết và nhu cầu thực tế của cộng đồng cũng cải thiện thành tích học tập. 
  • Tìm được vô vàn các “đồng đội” xịn sò mới.
  • Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là được tích lũy giờ thực tập nhận thức. Khi tham gia dự án Service-Leanring,  sinh viên có thể tích lũy giờ thực tập nhận thức như sau: 1 giờ phục vụ cộng đồng = 2 giờ chuẩn bị và 1 giờ phản hồiVí dụ, sinh viên tham gia một hoạt động Service-Learning 1 ngày, số giờ sinh viên tích lũy là 24 giờ (trong đó, 8 giờ phục vụ cộng đồng, 16 giờ chuẩn bị và 8 giờ phản hồi).

Bài viết và ảnh: Trần Ngọc Cẩm Tú