Mục lục:

  1. Chỉ số đường huyết là gì?
  2. Ăn gì để hạ đường huyết nhanh chóng?
  3. Cách thực phẩm nên tránh?
  4. Lợi ích của việc kiểm soát được đường huyết. 

Việc kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường là việc vô cùng quan trọng. Vì vậy chúng ta nên sử dụng những thực phẩm nào. Để đảm bảo đường huyết được ổn định và không tăng đột ngột. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị tiểu đường để đảm bảo đường huyết luôn tốt. 

 

1.Chỉ số đường huyết.

 

 Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được chỉ định là giá trị nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục, thay đổi từng ngày, thậm chí thay đổi từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu….

 

2. Nên ăn gì để hạ đường huyết, đảm bảo đường huyết ổn định

Nước lọc

nước lọc

Nước lọc không thể thiếu trong cơ thể người. Không những nước lọc dùng để giải khát, cung cấp nước cho cơ thể. Nó còn giúp làm loãng máu và giảm bớt lượng đường trong máu. Bạn nên uống liền hai ly nước lớn rồi sau đó chờ 3 phút uống thêm ly thứ 3 sẽ khiến bạn đi tiểu. Đây là cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu.

 

Trà xanh

Trà xanh

Trà xanh hẳn là thức uống quá quen thuộc đối với nhiều người. Ngoài những công dụng như: thanh lọc cơ thể, giảm huyết áp, giảm stress, trà xanh còn giúp cho lượng đường trong máu giảm xuống 30mg/dL. Vì vậy đối với người bị tiểu đường thì nên uống một tách trà xanh mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

 

Rượu vang đỏ

rượu vang đỏ

Uống một ly rượu vang đỏ sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, phải đúng là rượu vang đỏ chứ không phải là rượu vang trắng hay là bia, các đồ uống có cồn mạnh, các thức uống kích thích

 

Quế

Quế

Chúng ta có thể ăn kèm bột quế với sữa chua hay thỉnh thoảng nhấm nháp một chút quế sẽ giúp đường huyết giảm hiệu quả.

 

 Giấm

Những bệnh nhân bị tiểu đường có thể uống 2 thìa giấm trước bữa ăn hoặc cũng có thể trộn giấm với các loại rau ăn để làm sự gia tăng đột biến glucose trong máu, đảm bảo lượng đường trong máu ổn định sau bữa ăn

 

 Bơ đậu phộng

Bơ đậu phụng

Nếu bạn ăn liền 2 muỗng bơ đậu phộng, thì lượng đường huyết trong máu sẽ giảm xuống khoảng 40mg/dL. Tuy nhiên bạn không nên ăn bơ đậu phộng với bánh quy, bánh mì nhiều vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu lên nhanh.

 

 Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân

Khi chúng ta cảm thấy lượng glucose trong máu tăng, ta hãy ăn một ít hạnh nhân hoặc quả bồ đào. Hai loại quả này sẽ giúp giảm lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.

 

 Rau xanh

rau xanh

Rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta. Chúng là một phần không thể thiếu trong các bữa cơm hằng ngày, chế độ dinh dưỡng của mỗi người.

Một vài ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

– Chúng cực kỳ bổ dưỡng và chứa ít tinh bộ có thể tiêu hóa, nhờ đó giúp cho lượng đường trong máu của người bệnh không tăng quá cao một cách đột ngột.

– Hơn nữa, rau xanh còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin C- một chất cho thấy là có khả năng làm giảm các dấu hiệu viêm và đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc tăng huyết áp.

– Thêm vào đó chúng cũng có các chất chống oxy hóa như lutein và zeax-anthin (có chức năng bảo vệ mắt những biến chứng thường gặp như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…)

Cụ thể thì Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên sử dụng tối thiểu 3 đến 5 khẩu phần rau xanh mỗi ngày. Trong đó, một khẩu phần sẽ tương đương với:

– 1⁄2 chén rau nếu đã nấu chín

– 1 chén rau nếu chưa nấu chín

 

 3. Những loại thức ăn không nên ăn

Ngoài những thức ăn nên ăn ra, chúng ta cần biết một số loại thức ăn nên tránh:

Thực phẩm giàu chất béo

thức ăn béo

Với những người bệnh nhân tiểu đường thì nên tránh các đồ ăn có nhiều chất béo. Mỡ động vật hay các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều cholesterol cao. Sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Thịt đỏ

thịt đỏ

Một số loại thịt như: xúc xích, thịt cừu… có thể làm tăng khả năng bị mắc bệnh tiểu đường cũng như không tốt với người bệnh bị tiểu đường

 

 Đồ ngọt

Đồ ngọt

Đồ ngọt như là khắc tinh của người bệnh tiểu đường. Ăn đồ ngọt khiến lượng đường trong máu tăng cao làm bệnh nhân thêm trầm trọng cũng như kéo theo các biến chứng gây nguy hiểm. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần tránh đồ ngọt ra nhé.

 

 Hoa quả sấy

đồ xấy khô

Hoa quả sấy chứa một hàm lượng đường vô cùng lớn. Hãy hạn chế tối đa, tốt nhất là không nên ăn các loại hoa quả sấy để không làm bệnh thêm trầm trọng và khó điều trị.

 

Khoai tây

khoai tây

Trong khoai tây có chứa Glycemic Index. Đây chất đóng vai trò làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Đặc biệt sự gia tăng lâu dài có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy. Giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu. Vì vậy ăn nhiều khoai tây rất nguy hiểm, các bệnh nhân bị tiểu đường nên tránh thực phẩm này ra nhé.

 

Thực phẩm đóng hộp.

thực phẩm đóng hộp

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì nên tránh các loại sản phẩm đóng hộp vì chúng không tốt cho sức khỏe.

 

4. Lợi ích của việc kiểm soát đường huyết

-Duy trì lượng insulin và kiểm soát tốt đường huyết sẽ đem lại cho người bệnh sẽ mang lại một số lợi ích như:

  • Cơ thể lúc nào cũng tràn trề năng lượng, giảm mệt mỏi
  • Tâm trạng tốt, không ủ rũ
  • Giảm nguy cơ biến chứng cấp tính (chẳng hạn như hôn mê tăng đường huyết…)
  • Kéo dài thời gian xuất hiện các biến chứng mạn tính như suy giảm thị lực,nhiễm trùng tái phát, khó lành vết thương và các bệnh lý tim mạch khác…

vui vẻ

Chúng tôi đã chia sẻ đến với các bạn một số thực phẩm nên và không nên ăn cho người bị mắc bệnh tiểu đường. Để có một sức khỏe ổn định cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì cần ăn uống hợp lý, có lối sống lành mạnh. Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng, thực hiện đúng phương pháp trị liệu của bác sĩ.