Tỉ lệ người bệnh bị xâm nhập bởi vi khuẩn hp lên đến 50% dân số thể giới. Vi khuẩn này còn được gọi là Helicobacter pylori, nó xâm nhập vào cơ thể và cư trú bên trong dạ dày, nếu không được chữa trị thì sẽ gây ra viêm loét đại tràng- tá tràng thậm chì là bị ung thư dạ dày.
>>> Xét nghiệm máu tổng quát Đà Nẵng và những điều cần biết
Bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP:
Giai đoạn đầu nhiễm vi khuẩn hp, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì rõ rệt, nên rất ít người biết rằng mình đang bị nhiễm, nguyên nhân do khi xâm nhập loại vi khuẩn này không gây ra bất cứ triệu chứng đặc hiệu cho sự nhiễm khuẩn. Khi bệnh nhân phát hiện ra virus hp dạ dày cũng là lúc đến giai đoạn viêm loét dạ dày – tá tràng. Chính vì vậy vi khuẩn hp được mệnh danh là “kẻ lây lan không tiếng động”.
Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm dạ dày HP
- Bị đau nhất là vùng thượng vị, ngoài cảm giác đau thắt người bệnh còn cảm thấy nóng rát, cơn đau khó chịu này xuất hiện liên tục ở bất cứ thời điểm nào và thường bị nhất là sau khi ăn hoặc lúc nửa đêm.
- Ăn xong lâu nhưng cơ thể vẫn nặng nề, ì ạch do thức ăn tiêu hóa chậm hoặc không được tiêu hóa hết.
- Ít khi cảm thấy đói dù ăn rất ít.
- Hay bị ợ hơi với ợ nóng kèm theo khó tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa.
- Khi ăn thì thấy khó nuốt, sau ăn cảm thấy buồn nôn.
- Có dấu hiệu sụt cân rõ rệt.
Trên đây là những dấu hiệu khi bệnh nhẹ, nếu bệnh chuyển biến sang giai đoạn xấu hơn sẽ có những triệu chứng sau:
- Tần suất đau bụng tăng lên nhiều lần và mức độ cũng nặng hơn. Rất nhiều trường hợp đau tới mức chảy mồ hôi hột, xây xẩm mặt mày.
- Khó khăn khi nuốt thức ăn, ăn xong lại bị đau bụng.
- Bị nôn thường xuyên, có nôn ra chất thẫm màu, gần như đen. Đó là do máu đông từ vết loét dạ dày gây nên.
- Đi đại tiện phân đen hoặc có dính máu. Nếu gặp trường hợp này cần hết sức lưu ý vì đây là cảnh báo xuất huyết bao tử hoặc bị thủng dạ dày.
>>>> Bảng giá xét nghiệm vi khuẩn HP.
Nguyên nhân dẫn đến dau dạ dày HP:
- Do không đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, ăn đồ ăn tươi sống có nhiễm mầm bệnh HP, ăn chung với người có mầm bệnh HP.
- Lây nhiễm qua tiếp xúc: thông qua con đường ôm nhau, dùng chung vật dụng cá nhân ( ăn chung, uống ly nước chung, dùng chung bàn chải đánh răng).
- Sử dụng nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm, gần nơi mất vệ sinh, nơi có vi khuẩn HP.
Cách điều trị viêm dạ dày HP dương tính
Để điều trị dứt điểm căn bệnh viêm dạ dày Hp thì việc phải làm duy nhất là loại bỏ vi khuẩn Hp ra khỏi cơ thể. Nếu đã được chuẩn đoán bị đau dạ dày do vi khuẩn HP thì phải sử dụng thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh đặc biệt thì bệnh sẽ tái phát thường xuyên, nhiều lúc trở nên lờn kháng sinh, từ đau dạ dày chuyển sang viêm loét dạ dày tá tràng đến biến chứng nặng nề hơn.
Bệnh viêm dạ dày HP nên ăn gì
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn trong việc điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Nên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu, thức ăn giúp bồi bổ và tế tạo dạ dày. Một số thức ăn tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày HP:
- Cháo: là nguồn dinh dưỡng tốt và dễ hấp thu, đảm bảo khả năng dễ tiêu hóa, tránh trường hợp dạ dày làm việc nhiều gây đau dạ dày.
- Mật ong: thành phần của mật ong có nhiều chất dinh dưỡng, khả năng kháng khuẩn và trung hòa axit trong dạ dày, mật ong là thực phẩm tốt cho dạ dày, đặc biệt khi kết hợp với nghệ, sẽ cho ra thực phẩm rất tốt cho dạ dày.
- Chuối: chuối cung cấp nguồn năng lượng dồi dào mà không phải tiêu hóa nhiều thức ăn nên phù hợp với người bệnh dạ dày.
- Nước ép trái cây: bên cạnh chuối thì những rau, củ, quả chứa nhiều vitamin cần thiết. Để có đủ chất dinh dưỡng vitamin cần thiết thì phải tiêu hóa một lượng thức ăn khổng lồ, đây là điều gánh nặng tiêu hóa cho bệnh nhân đau dạ dày. Thay vào đó uống nước ép trái cây là một phương pháp hữu hiệu giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và tăng khả năng hấp thụ vitamin cho cơ thể.
Những lưu ý khác trong ăn uống:
- Ăn các loại thức ăn dễ tiêu, ăn đồ chín, giảm mỡ béo. Kiêng thức ăn chua, cay, đồ quá nguội hoặc quá nóng. Khi ăn phải nhai chậm và kỹ.
- Kỵ tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá, các phê… tránh uống các loại thuốc ảnh hưởng tới dạ dày như axit folic, vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, không nên lao động quá sức, phiền muộn kéo dài, không thức khuya.
- Khi sử dụng thuốc phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết đau.
Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng.
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 091.555.1519 – 0236.3616.006