Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay. Bệnh xảy ra đột ngột do tắc nghẽn mạch não hay do vỡ mạch, trong đó đột quỵ do rung nhĩ chiếm 85%. Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 2 ở Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch.
1/ Rung nhĩ là gì?
Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trên lâm sàng. Ở người bình thường, tim có 4 buồng, gồm 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất lớn hơn ở phía dưới, nhận máu từ tâm nhĩ và bơm máu lên phổi để trao đổi khí nếu là tâm thất phải hoặc bơm máu giàu oxy đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể.
Để đảm bảo chức năng của mình, các buồng tim phải hoạt động co bóp nhịp nhàng và đồng bộ nhờ vào khả năng tự phát nhịp và dẫn truyền xung động đi đến mọi tế bào cơ tim. Nút xoang là nút chủ nhịp với tần số phát xung khoảng 60 – 100 nhịp/ phút, tuy nhiên trong bệnh rung nhĩ, vai trò chủ nhịp thuộc về nhiều điểm khác nhau trong hai buồng nhĩ.
Chúng tự phát xung với tần số cao không đều, khoảng 350 – 600 nhịp/ phút, khiến tâm nhĩ rơi vào trạng thái kích thích liên tục, tâm nhĩ rung lên và co bóp không hiệu quả. Các xung động này khi được được dẫn truyền xuống tâm thất cũng làm cho tâm thất co bóp với tần số nhanh hơn bình thường. Giảm lượng máu đi nuôi cơ thể vì tâm thất không co bóp nhịp nhàng và đồng bộ, gây ra tình trạng hạ huyết áp đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một phần các xung động được truyền qua bó nhĩ thất đến tâm thất, tần số co bóp của tâm thất không đều và nhanh, thường <200 nhịp / phút.
2/ Triệu chứng của bệnh rung nhĩ
Ở nhiều người, rung nhĩ không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Triệu chứng thường gặp nhất là biểu hiện đánh trống ngực do tim đập nhanh và không đều. Bệnh nhân có cảm giác đau ngực và cảm giác ngộp thở. Trong một số trường hợp nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thậm chí ngất xỉu.
3/ Đối tượng của bệnh rung nhĩ
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của rung nhĩ chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố đã được chứng minh có mối liên quan làm tăng khả năng mắc bệnh rung nhĩ trên lâm sàng. Các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ không được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rung nhĩ. Người sở hữu các yếu tố sau đây được gọi là đối tượng nguy cơ của rung nhĩ, bao gồm:
– Người lớn tuổi, thường trên 60 tuổi
– Bệnh lý động mạch vành
– Bệnh van tim
– Sau phẫu thuật tim, lồng ngực
– Suy tim
– Bệnh phổi mạn
– Nghiện rượu, dùng các chất kích thích
– Bệnh tuyến giáp như cường giáp
– Bệnh lý toàn thân khác
Ghi nhận trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân rung nhĩ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Vì thế, kể cả những người trẻ, đang có lối sống lành mạnh và tích cực cũng có khả năng mắc bệnh rung nhĩ và cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có bất thường.
4/ Rung nhĩ và đột quỵ não
Đột quỵ não và bệnh rung nhĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đột quỵ não do rung nhĩ để lại hậu quả nặng nề lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đó. Đây cũng là bệnh lý hàng đầu gây nên tình trạng tổn thương thần kinh kéo dài ở người trưởng thành, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
5/ Cần làm gì để phòng đột quỵ não ở người bị bệnh rung nhĩ
– Cần khám và theo dõi định kỳ nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, thừa cân, béo phì…
– Cần được đánh giá nguy cơ thuyên tắc và nguy cơ xuất huyết xét sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, được theo dõi định kỳ và điều chỉnh thuốc bởi các bác sỹ chuyên khoa tim mạch.
– Thay đổi lối sống: làm việc khoa học, tránh căng thẳng, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, đồ ngọt, tinh bột, thức ăn nhiều muối…), khi dùng thuốc chống đông nên ăn lượng rau xanh cố định, tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, duy trì cân nặng hợp lý.
– Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
6/ Cách chữa bệnh rung nhĩ hiệu quả
Mục tiêu điều trị rung tâm nhĩ là kiểm soát tần số thất, dự phòng huyết khối. Cải thiện triệu chứng, phòng chống đột quỵ, giảm thời gian và số lần điều trị tại bệnh viện. Ngoài ra, nếu tìm được nguyên nhân gây cơn rung nhĩ chỉ cần điều trị khỏi nguyên nhân mà không cần phải điều trị lâu dài.
Các loại thuốc điều trị bệnh rung nhĩ:
Thuốc chống đông máu
Hiện tại có 2 loại thuốc chống đông được dùng phổ biến nhất là:
Thuốc chống đông thế hệ cũ
Là các thuốc chống đông kháng Vitamin K, tức là tác động chống lại yếu tố vitamin K, là một trong những yếu tố cần thiết để cho quá trình hình thành cục máu đông, chống vitamin K để ngăn ngừa cục máu đông. Thuốc này đã được sử dụng từ rất nhiều năm, từ những thập niên 50 của thế kỷ trước cho đến tận bây giờ.
Đặc điểm của thuốc là rất rẻ, sử dụng cũng tương đối dễ dàng, nhưng khi dùng những thuốc này có một số nhược điểm như khoảng ranh giới giữa mức độ an toàn với có hại của thuốc rất mỏng manh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc này, người bệnh phải theo dõi chỉ số, gọi là tỷ lệ pro-throm-bin (hay chỉ số INR); người bệnh cần tránh bị đứt tay hoặc các vết thương khác vì có thể làm chảy máu kéo dài.
Đặc biệt, do là thuốc ức chế viatmin K nên nó bị ảnh hưởng bởi các thuốc cũng như là chế độ ăn. Ví dụ các loại rau màu xanh sẫm như rau cải, các họ nhà cải có thể ảnh hưởng, tác động thay đổi môi trường hoạt hóa của thuốc kháng vitamin K trong quá trình ngăn ngừa đông máu, làm giảm tác dụng của thuốc.
Thuốc chống đông thế hệ mới
Cũng tác động trực tiếp vào quá trình hình thành cục máu đông nhưng không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, không phải xét nghiệm thử tỷ lệ pro-throm-bin thường xuyên và lại có tác dụng kéo dài. Lợi ích của thuốc này phần lớn thì là đều tốt hơn là thuốc kháng đông kháng vitamin K truyền thống, và tác dụng phụ cũng ít hơn là thuốc kháng vitamin K. Hiện tại, cái thuốc này cũng có ở thị trường Việt nam và trên thế giới đã được đưa vào sử dụng rất nhiều ở các châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên một nhược điểm của thuốc này là giá thành còn cao.
Thuốc chống loạn nhịp
Nếu tim đập quá nhanh, dùng thuốc có thể làm giảm nhịp tim và giảm căng thẳng cơ tim. Thuốc chẹn bêta hoặc thuốc chẹn kênh canxi được cân nhắc dùng, tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn.
Hiện nay, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì có nhiều phương pháp hiện đại như: đốt điện tim, đặt máy tạo nhịp tim…
Để phòng tránh được bệnh rung nhĩ chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mạnh, đảm bảo sức khỏe cho tim được tốt nhất. Có chế độ thể dục thể thao hằng ngày, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
>>> Máy đo huyết áp Microlife BP A200- tầm soát rung nhĩ
Bài viết trên chúng tôi muốn chia sẽ đến các bạn về bệnh rung nhĩ và mối quan hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt, nói không với rung nhĩ.
Thiết bị y tế gia đình Vinabook
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0905644128 – 02363822866