Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp đối với người bệnh bị cao huyết áp. Vì vậy, cách tốt nhất để duy trì huyết áp ở mức bình thường đó là chúng ta phải để ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo các chuyên gia một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người huyết áp cao là nên bổ sung những thực phẩm giàu magiê, kali, và canxi. Nhìn chung, bạn nên ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh và không hút thuốc lá, bia rượu.

chế độ dinh dưỡng cho người bị huyết áp

Chế độ dinh dưỡng cho người bị huyết áp

>>> Top 3 máy đo huyết áp được tin dùng

Dưới đây là một số thực phẩm chi tiết tốt cho người bệnh cao huyết áp:

  • Kết quả hình ảnh cho cần tây Cần tây: dùng cần tây càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước, chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml.

 

  • Kết quả hình ảnh cho cải cúc Cải cúc: nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

 

  • Kết quả hình ảnh cho rau muống Rau muống: đặc biệt thích hợp cho những người cao huyết áp kèm theo những triệu chứng đau đầu.

 

  • Kết quả hình ảnh cho măng lau Măng lau: rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

 

  • Kết quả hình ảnh cho cà chua Cà chua: nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 2 quả cà chua sống thì khả năng phòng chống cao huyết áp là rất tốt. Đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

 

  • Kết quả hình ảnh cho cà tím Cà: đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

 

  • Kết quả hình ảnh cho cà rốt Cà rốt: nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.

 

  • Kết quả hình ảnh cho nấm hương Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

 

  • Kết quả hình ảnh cho mộc nhĩ Mộc nhĩ: hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn, ăn đều đặn trong ngày, khi có biến chứng đáy mắt xuất hiện thì đây là thức ăn lý tưởng. 

 

  • Kết quả hình ảnh cho tỏi Tỏi: hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 50ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

 

  • Kết quả hình ảnh cho đậu phộng Lạc (đậu phộng): kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với giấm ăn sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 hạt.

 

  • Kết quả hình ảnh cho Hải tảo Hải tảo, hải đới và thảo đỏ: có thể dùng phối hợp cả 3 thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau.

 

  • Kết quả hình ảnh cho đậu hà lan Đậu Hà Lan và đậu xanh: kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn, hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.

 

  • Kết quả hình ảnh cho sữa đậu nành Sữa đậu nành: mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia làm vài lần uống trong ngày.

 

  • Kết quả hình ảnh cho táo Táo: mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

 

  • Kết quả hình ảnh cho lê Lê: mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 – 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.

 

  • Kết quả hình ảnh cho nho Nho: rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

 

  • Kết quả hình ảnh cho chuối tiêu Chuối tiêu: mỗi ngày nên ăn từ 1- 2 quả hoặc dùng vỏ chuối tiêu tươi 30- 60g sắc uống thay trà.

 

  • Kết quả hình ảnh cho dưa chuột Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý không quá nhiều muối.

 

  • Kết quả hình ảnh cho dưa hấu Dưa hấu: rất thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt.

 

  • Kết quả hình ảnh cho mã thầy Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.

Người bệnh cao huyết áp cũng cần đảm bảo thời lượng vận động hợp lý trong ngày. Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt nhờ tác dụng làm giảm áp lực trong máu và giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4 đến 5 lần so với bình thường. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng do cao huyết áp gây ra.

>>> Bệnh huyết áp cao và cách phòng ngừa

 đi bộ

Tập hít thở sâu cũng rất tốt, đây là một thao tác rất đơn giản nhưng có tác dụng to lớn giúp bình ổn huyết áp. Hít thở sâu vừa có tác dụng giảm stress vừa tạo cơ hội cho người bệnh biết cách kiểm soát huyết áp của mình. Mỗi người có thể dành khoảng 10 phút vào mỗi tối hoặc sáng để hít thở. Hít thở càng sâu càng tốt. Nếu có điều kiện hãy tham gia thêm một lớp học yoga.

Lời khuyên của các bác sĩ là “hãy tự kiểm tra huyết áp của mình và gia đình tại nhà”. Vì

– Có thể kiểm soát bệnh chặt chẽ đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và điều chỉnh thuốc hợp lý, hiệu quả.

– Bệnh nhân có thể tự thực hiện thao tác đo huyết áp tại nhà để biết được theo dõi tình trạng huyết áp của mình. Qua đó, người bệnh có thể thấy được những thay đổi tích cực của bệnh tình thông qua việc tuân thủ điều trị và điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh.

– Đo huyết áp tại nhà giúp phân biệt được giữa tăng huyết áp thực và tăng huyết áp do hội chứng “áo choàng trắng” (tình trạng huyết áp tăng khi đo ở các cơ sở y tế và trở về bình thường khi đo ở nhà).

>> Các loại máy đo huyết áp tại nhà.

Xem thêm:


Nhà phân phối: Công ty TNHH MTV VINABOOK
35 Cao Thắng, P.Thanh Bình, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
E-mail: ducbao@vinabook.edu.vn
Website: http://vinabook.edu.vn/
Facebook: Thiết bị y tế Đà Nẵng.
HOTLINE: 091.555.1519 – 0511.3822866