Trẻ em là đối tượng có sức để kháng yếu, chính vì vậy nên trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt nắng nóng kéo dài, độ ẩm trong không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi bùng phát, gây sốt cao, co giật, tiêu chảy ở trẻ em. Vậy cha mẹ cần lưu ý những gì để chăm sóc và phòng tránh bệnh cho con mình tốt hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo những lưu ý dưới đây để chăm sóc con tốt hơn nhé.

Nguyên nhân gây bệnh mùa hè cho trẻ nhỏ: 

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Virus này lây lan rất nhanh qua dịch mũi, nước bọt, phân của trẻ bệnh sang trẻ lành trong quá trình tiếp xúc, chơi đùa, cằm nắm đồ chơi chung tại môi trường chứa vi khuẩn. Ngoài ra bệnh còn lây lan qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy

Nguyên nhân bệnh trẻ em thường gặp mùa hè trong đó có bệnh rôm sảy là do vi khuẩn Staphylococcus epidermidis bài tiết ra chất nhờn làm các ống tuyến mồ hôi bị bít lại (Ống tuyến mồ hôi ở trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tắc nghẽn). Do chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh không sạch sẽ khiến da bé dễ viêm nhiễm, gây rôm sảy.

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Bệnh sởi do virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus nằm ở mũi và họng của người bệnh gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, hắt hơi bắn vi khuẩn ra ngoài, trẻ hít phải bọt nước chứa vi khuẩn sẽ bị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Mỗi mùa hè đến, dịch sốt xuất huyết lại bùng phát. Bệnh do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên. Muỗi cái Aedes sẽ hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue và ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 – 11 ngày và trong thời gian đó tiếp tục truyền bệnh, lây lan sang cơ thể người khác.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tiêu chảy là do nhiễm khuẩn – Sự mất cần bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Khi vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi sẽ tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy trong đó thường mắc nhiều nhất là do nhiễm Rotavirus (chiếm đến 40%).

Nguyên nhân bệnh viêm màng não

Bệnh viêm màng não do thời tiết nóng lực, không khí oi bức hay do biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ gây nên.

>>> Cách chọn nhiệt kế điện tử – nhiệt kế hồng ngoại cho trẻ nhỏ

Những điều mà cha mẹ lưu ý để phòng bệnh cho con:

vệ sinh tay

Tránh cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ đang chơi hoặc ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Khi ra đường cần đeo khẩu trang, mặt quần áo chống nắng, tránh đưa trẻ đến nơi đông người.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, cung cấp đầy đủ vitamin, làm thông thoáng đường thở của trẻ bằng cách làm sạch đờm nhớt ở vùng mũi họng, có thể sử dụng máy xông khí dung xông bằng nước muối để vệ sinh đường hô hấp. Hạn chế cho trẻ uống nước đá hoặc nước quá lạnh vì dễ gây viêm họng.

1.Cho trẻ ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm để qua ngày:

Trời mùa hè nắng nóng dễ làm cho thức ăn có mùi, hư hỏng trong một thời gian ngắn nếu không bảo quản đúng cách. Vì vậy để phòng ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đường ruột ba mẹ cần chú ý thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm , vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nên bù nước đủ, cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

2. Chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh cho trẻ bị các bệnh về da:

Trẻ em luôn hoạt động tay chân, mồ hôi ra nhiều nên phải tắm gội hằng ngày để tránh ngứa ngáy do bụi và mồ hôi, thay quần áo thường xuyên cho trẻ khi bị mưa ướt hay lúc ra mồ hôi nhiều.

Không cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không cho trẻ nằm khi tắm xong, vào phòng điều hòa để tránh cảm lạnh. Đặc biệt với những trẻ còn nhỏ dùng tã quần, ba mẹ nên cho bé mặt những lúc cần thiết để tránh trẻ bị hăm, ngứa.

3. Uống đủ nước.

Do mồ hôi tiết ra nhiều nên khiến cho cơ thể trẻ mất đi lượng nước lớn, trẻ ham chơi quên uống nước dễ bị chóng mặt. Ba mẹ cần để ý thường xuyên nhắc trẻ uống đủ nước, Đi ra ngoài nhớ đội nón, mũ rộng vành, không cho ánh nắng chiếu trực tiếp lên da, gây đen da.

4. Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

– Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…)  đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

>>> Khi trẻ nghi ngờ trẻ sốt cần lấy nhiệt kế đo nhiệt độ thân nhiệt của trẻ, dùng các biện pháp hạ sốt tạm thời như dùng khăn lau toàn thân, sau đó đem trẻ đến bác sĩ để khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Mùa hè là mùa trẻ dễ mắc bệnh, nên cha mẹ nhớ những lưu ý này để phòng tránh bệnh cho con nhé.

Xem thêm: Cách phòng và kiểm soát bệnh tiểu đường.