Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường thường có suy nghĩ ăn ngọt gây ra bệnh tiểu đường, điều này đúng nhưng chưa đủ. Bệnh tiểu đường có nhiều nguyên nhân khác như lười vận động, có lối sống không lành mạnh, béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Tìm hiểu về bản chất của đồ ngọt tác động đến căn bệnh tiểu đường bằng bài viết dưới đây nhé.

Tránh ăn đồ ngọt có giảm lượng đường trong máu không?

đồ ngọt và bệnh tiểu đường

Bà N.T.H tại Đà Nẵng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường typ 2 mặc dù không ăn đồ ngọt, kẹo bánh cho đến các loại đồ ăn có đường. Bà nghi ngờ mình bị chẩn đoán nhầm. Nhưng sau khi được bác sỹ phân tích chế độ ăn uống không hợp lý bà mới vỡ lẽ ra. Dù không ăn đồ ngọt nhưng bà lại ăn nhiều đường bột có trong cơm, sợi bún, phở, khoai. Đây là những thực phẩm có thành phần chuyển hóa thành đường cao, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường của bà H.

Theo khảo sát, đa số bệnh nhân bị tiểu đường đều cho rằng đồ ngọt như đường và bánh ngọt phải kiêng tuyệt đối. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy rằng tinh bột như khoai tây hoặc bánh mỳ trắng tác động đến đường máu giống như ăn đường kính. Thậm chí nó còn làm tăng máu đột ngột nhiều hơn so với thức ăn có đường khác. Các loại ngũ cốc và rau không có tác động đến đường máu nhiều.

Vì vậy, việc kiểm soát lượng chất bột đường ăn vào quan trọng hơn việc loại bỏ chất đường ra khỏi bữa ăn. Một chút đường sẽ tốt cho sức khỏe bạn hơn là cắt giảm hoàn toàn.

Cách ăn đồ ngọt đúng để phòng và kiểm soát bệnh tiểu đường.

cách ăn đồ ngọt khi bị tiểu đường

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), để phòng bệnh tiểu đường, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tăng thành phần rau xanh và các loại hoa quả tươi, ngũ cốc không đường. Nên hạn chế chất béo và không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hay các thực phẩm chứa đường cô đặc.

Nếu bạn thèm chất ngọt, nên chọn thực phẩm có chứa đường Saccharin, Aspartame, Sucralose.. Những loại đường này là đường nhân tạo giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Nếu bạn ăn 1 miếng bánh ngọt, chỉ cần để ý giảm lượng tinh bột ở bữa ăn sau.

Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất xơ làm giảm đường máu khá tốt. Ruột tiêu hoá thức ăn chậm hơn nếu như trong thức ăn có nhiều chất xơ, điều đó có nghĩa rằng chất đường sẽ hấp thu vào máu chậm hơn và kết quả là đường máu sẽ tăng chậm hơn.

Chế độ ăn nhiều chất xơ còn giúp làm giảm mỡ máu, giảm cân, tránh táo bón và giảm ung thư đại tràng.

Thực phẩm như rau xanh và quả, ngũ cốc toàn phần, gạo lứt… có nhiều chất xơ. Một số thực phẩm chế biến sẵn cũng cho thêm chất xơ. Khi đi mua hàng, hãy đọc nhãn hàng hoá để biết thông tin dinh dưỡng bên trong.

Việc cần làm hàng ngày để kiểm soát bệnh tiểu đường:

Giảm lượng calories trong chế độ ăn hàng ngày:

giảm lượng calo

Chế độ ăn ít calories là chế độ ăn tối ưu cho người bị bệnh tiểu đường. Chế độ ăn này hỗ trợ kiểm soát hàm lượng đường trong máu và điều chỉnh mức độ glucose trong cơ thể. Và nên để ý ăn nhiều rau củ không chứa tinh bột như cải bắp, giá đỗ, dưa chuột.. để cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể bạn.

Tập thể dục điều đặn:

luyện tập thể thao thường xuyên

Đây là một trong những phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Các hình thức tập thể dục có thể là đi bộ tập yoga, đạp xe đạp… giúp bạn kiểm soát cân nặng, không bị tăng cân đột ngột. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể của bạn đốt cháy lượng glucose thừa trong cơ thể.

Ưu tiên ăn các trái cây có múi:

trái cây có múi

Các thành phần trong trái cây có múi giúp tăng độ nhạy insulin của các tế bào trong cơ thể. Các loại trái cây có múi như: cam, quýt, bưởi, chanh.. chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra.

Tăng cường uống trà xanh

uống trà xanh

Trong trà xanh có chứa polyphenol và pholysaccharides chống oxy hóa, giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Vì vậy, trà xanh được đánh giá cao trong việc hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tối ưu.

Trà xanh còn có ý nghĩa trong việc kiểm soát bệnh tim mạch.

Theo Havard Heart Letter, người Nhật Bản uống năm cốc trà mỗi ngày có tỉ lệ đau tim thấp hơn 26%.

Trong một nghiên cứu khác, Trường Y Dược Athens đã yêu cầu 14 tình nguyện viên uống trà xanh và nước ấm có cafein. Bằng cách đo huyết áp và siêu âm để kiểm tra xem mạch có giãn nở ra hay không, các bác sĩ đã nhận thấy rằng những người uống trà xanh có mạch giãn ra đáng kể, nghĩa là giúp giảm các nguy cơ về tim mạch như xơ vữa động mạnh.

Tránh những căng thẳng, lo âu:

tránh căng thẳng lo âu

Khi bị căng thẳng, áp lực trong công việc hàng ngày, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone stress được gọi là norepinephrine và cortisol. Hormon này làm tăng lượng đường trong máu và phá vỡ sự cân bằng đường trong cơ thể bạn.

Ăn nhiều chất xơ hơn:

ăn nhiều chất xơ

Thực phẩm nhiều chất xơ giúp bạn no lâu hơn để có thời gian tiêu hóa thực phẩm. Những loại thực phẩm giàu chất xơ ăn hàng ngày bao gồm: yến mạch, chuối, các loại đâu, cà rốt. Chất xơ giúp ngăn chặn lượng đường trong máu biến động và giúp chữa táo bón hiệu quả.

Hạn chế uống soda:

Hạn chế uống soda vi soda là tác nhân khiến bạn dễ mắc tiểu đường. Nó thúc đẩy tăng câ, làm giảm khả năng hấp thụ gluco trong cơ thể.

>>> Xem thêm: Mua máy đo đường huyết uy tín tại Đà Nẵng


Thiết bị y tế gia đình Vinabook.

37 Cao Thắng, Hải Châu, Đà Nẵng.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519 – 0905.644.128