Kỹ năng mềm và mối quan tâm cần thiết của xã hội
Thực tế cho thấy rằng: để thành công trong cuộc sống và công việc, kiến thức chuyên môn đóng vai trò khoảng 25%, trong khi đó, những kỹ năng mềm được trang bị quyết định đến 75%.. Kỹ năng mềm và mối quan tâm của xã hội này nay đang được coi trọng và phát triển.
Những cuốn SÁCH KỸ NĂNG MỀM ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO
Trên thế giới, để đón đầu xu thế đa số các trường như ở Úc cũng có lồng ghép ít nhất một lớp “kỹ năng mềm” trong chương trình đào tạo, bất kể ngành nghề nào. Chẳng hạn, Đại học Victoria (Melbourne, Úc) có lớp “Kỹ năng giao tiếp” (Interpersonal Skills and Communication) với mục tiêu phát triển trí tuệ, giúp sinh viên thành thạo về kỹ năng giao tiếp cá nhân, nhằm trang bị cho môi trường làm việc sau này. Với các chủ đề như tự nhận thức và hiểu biết cá nhân, các giá trị, động lực, thái độ, nhận thức về văn hóa, hay cách để lắng nghe và kỹ năng quan sát,… sinh viên sẽ được củng cố kiến thức giao tiếp, giá trị và đạo đức cũng như tầm quan trọng của sự nhạy cảm văn hóa. Đồng thời, học viên còn có cơ hội phát triển kỹ năng thông qua thảo luận nhóm, phân tích và trình bày các hoạt động mô phỏng.
Kỹ năng mềm ngày càng chứng tỏ có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó (đặc biệt là ở Việt Nam) chưa được quan tâm một cách chuẩn xác, hay nói đúng hơn chưa thực sự hiểu đúng một cách thích đáng.
Tại Việt Nam, nhiều sinh viên rất giỏi kiến thức chuyên môn – hàn lâm trên ghế nhà trường, nhưng khi tốt nghiệp đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn. Nhìn tổng thể, học viên, sinh viên Việt Nam có tinh thần học tập rất tốt. Hàng năm, Việt Nam luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi AI trên thế giới (toán, vật lý, tin học, cờ vua, robocon,…). Nhưng, năng lực lao động của người Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường. Có phải đó là do những hạn chế xuất phát từ lĩnh vực kỹ năng nghề nghiệp tạo nên?
Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, hay châu Á, thường đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động có kỹ năng cao. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của “kinh tế dựa vào kỹ năng” (Skills Based Economy). Năng lực của con người được đánh giá trên cả ba khía cạnh: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ. Tiêu chí này được xem như cẩm nang cơ bản của mỗi cá nhân, nhân viên làm việc
Theo như định nghĩa của Tổ chức đánh giá và giảng dạy các kỹ năng của thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), các kỹ năng của thế kỷ 21 gồm 4 nhóm kỹ năng chính:
– Thứ nhất, là nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.
– Thứ hai, là nhóm kỹ năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
– Thứ ba, là nhóm kỹ năng làm việc nhóm như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
– Thứ tư, là nhóm kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, các vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa hòa nhập tốt với cộng đồng và xã hội.
Các bạn trẻ được trang bị kỹ năng mềm không những gặp thuận lợi, suôn sẻ hơn trên con đường học tập, lập nghiệp, khởi nghiệp, mà còn thành công trong sự nghiệp, đạt được nhiều hạnh phúc hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống đời thường.