KỸ NĂNG MỀM NÀO CẦN CHO SINH VIÊN
Vì sao cần phải có KỸ NĂNG MỀM?
Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, sự kết hợp của các đặc điểm tính cách, hành vi và thái độ cho phép mọi người giao tiếp hiệu quả, hợp tác và kiểm soát thành công các xung đột. Những người có kỹ năng mềm tốt thường có khả năng nhận thức tình huống và trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ, giúp họ thích nghi với môi trường làm việc khó khăn được dễ dàng và tạo ra kết quả tốt hơn.
Tầm quan trọng của KỸ NĂNG MỀM
Trong hầu hết các công việc hiện nay đều có sự tương tác qua lại với nhau, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp. Kỹ năng cứng chưa đủ để làm việc hiệu quả. Một nhân viên bán hàng có kiến thức sâu rộng về sản phẩm và thị trường cũng khó thành công nếu không có kỹ năng giao tiếp cần thiết để chốt đơn hàng và giữ chân khách hàng. Người quản lý cũng cần phải có khả năng lắng nghe ý kiến của nhân viên, kỹ năng diễn thuyết tốt và kỹ năng tư duy sáng tạo trong môi trường kinh doanh luôn luôn phải thay đổi. Ở mỗi ngành nghề sẽ chú trọng đến một vài kỹ năng mềm khác nhau nhằm hỗ trợ cho kỹ năng cứng và mục đích cuối cùng để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn.
SINH VIÊN CẦN HỌC KỸ NĂNG GÌ?
Trên thế giới, để đón đầu xu thế đa số các trường như ở Úc cũng có lồng ghép ít nhất một lớp “kỹ năng mềm” trong chương trình đào tạo, bất kể ngành nghề nào. Chẳng hạn, Đại học Victoria (Melbourne, Úc) có lớp “Kỹ năng giao tiếp” (Interpersonal Skills and Communication) với mục tiêu phát triển trí tuệ, giúp sinh viên thành thạo về kỹ năng giao tiếp cá nhân, nhằm trang bị cho môi trường làm việc sau này. Với các chủ đề như tự nhận thức và hiểu biết cá nhân, các giá trị, động lực, thái độ, nhận thức về văn hóa, hay cách để lắng nghe và kỹ năng quan sát,… sinh viên sẽ được củng cố kiến thức giao tiếp, giá trị và đạo đức cũng như tầm quan trọng của sự nhạy cảm văn hóa. Đồng thời, học viên còn có cơ hội phát triển kỹ năng thông qua thảo luận nhóm, phân tích và trình bày các hoạt động mô phỏng.
Bài viết những KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN
Cách Hiệu Quả Giúp Bạn Xây Dựng Mối Quan Hệ Khi Đang Học Đại Học
- Chủ động tiếp cận.
- Tìm kiếm điểm chung.
- Học cách nhớ tên của họ
- Lắng nghe nhiều hơn.
- Tích cực tham gia các hoạt động học thuật và ngoại khoá
- Một chút khiếu hài hước.
Sinh viên luôn xác lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn ” mục tiêu gì không quan trọng, quan trọng là phải có mục tiêu” trong những năm học đại học để lên kế hoạch học tập. Khi đã có mục tiêu chúng ta tiếp chọn phương pháp để thực hiện, ví dụ phương pháp SWOT để nắm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Link địa chỉ bán sách KỸ NĂNG MỀM
KỸ NĂNG MỀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐANG ĐÀO TẠO CHO SINH VIÊN
1. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills).
2. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn).
3. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).
4. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills).
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự trọng(Self esteem).
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills).
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills).
9. Kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills).
10. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork).
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness).
13. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills).
HÌNH ẢNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ THAM GIA HỌC KỸ NĂNG MỀM