Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, béo phì, những người làm công việc đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Đây là căn bệnh phát triển âm thầm vì những biểu hiện của bệnh không rõ rệt làm người bệnh chủ quan không để ý. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nếu các cục máu đông này chạy về tim sẽ gây tắc động mạch, dẫn đến đột tử.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng ở chi dưới. Sự ứ đọng này gây ra biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng: nhức mỏi, nặng chân, phù chân, chuột rút về ban đêm. Hậu quả dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch huyết khối.
Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
Ở giai đoạn đầu của bệnh, dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch thường rất mờ nhạt: đau chân, nặng chân, chuột rút về đêm, tê chân. Đa số bệnh nhân lầm tưởng cảm giác đau chân, sưng phù to hơn bình thường là do đứng hoặc ngồi lâu. Vì những dấu hiệu này có thể mất đi khi nghỉ ngơi càng dẫn đến sự lơ là của người bệnh.
Theo phân loại của Hội Tĩnh Mạch Học Thế Giới, có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch:
– Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân, chân trở nên đau nhức khi đứng hoặc ngồi lâu.
– Cấp độ II: phù chân, đau chân khi đi lại hay đứng nhiều.
– Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi, có màu xanh hoặc màu hơi đỏ, nhỏ như sợi tóc đến lớn như đầu đũa.
– Cấp độ IV: Xuất hiện các vệt tĩnh mạch xanh, phình ra gây sưng phù dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối. Có cảm giác kiến bò vùng cẳng chân. Da khô và ngứa, màu sắc của da thay đổi, đen sậm hơn và da mỏng hơn.
– Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng xảy ra ở mắt cá chân.
– Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành. Hình thành các cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch, di chuyển đến phổi gây tắc tĩnh mạch phổi gây tử vong cao.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
- Tính chất công việc đứng lâu hoặc ngồi làm việc lâu trong thời gian dài, khiến máu không được lưu thông dễ dàng ( Vd: giáo viên, nhân viên văn phòng, công nhân, người mẫu..)
- Sự lão hóa của cơ thể do tuổi cao làm cho thành các mạch máu dãn ra, van điều tiết bị thoái hóa.
- Do thói quen mặc quần bó sát, thường xuyên mang giày cao gót làm tổn thương đến các mạch máu chân.
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cũng có nguyên do do di truyền, bệnh nhân có thể dễ mắc phải bệnh nếu trong gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân .
- Béo phì là nguyên nhân lớn nhất gây giãn tĩnh mạch chân. Cộng với bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch do thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ mắc bệnh giãn tĩnh mạch mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác liên quan đến tim mạch.
Cách chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh mãn tính không thể tự chữa khỏi. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa bệnh không chuyển biến nặng, người bệnh nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Các biểu hiện thường gặp : đau, sưng, nặng chân vào cuối ngày hay đứng lâu, chuột rút vào ban đêm. Hãy đi ngặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị lịp thời.
Ba phương pháp chủ yếu để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân:
- Mang vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch.
- Liệu pháp xơ hóa: bác sĩ tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, thuốc khiến cho tĩnh mạch mất chức năng và điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch khác khỏe hơn.
- Phẫu thuật: thường là tiểu phẫu. Các mạch máu được lấy ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động. Các cách thực hiện phẫu thuật: phẫu thuật laser, cắt đốt trị liệu, phẫu thuật nội soi và các thủ thuật khác.
Song song đó bạn cần có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, đặt biệt là vitamin C, không mặc quần áo quá chật và hạn chế đi giày cao gót. Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế quá trình tiến triển của bệnh:
- Tập thể dục đều đặn.
- Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng lâu một chỗ trong thời gian dài.
- Mang vớ y tế mỗi ngày.
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu giãn tĩnh mạch gây đau đơn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn.
- Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ sưng nóng và đau khi chạm, đó có thể là một huyết khối nguy hiểm ( viêm tĩnh mạch)
Mua vớ suy giãn tĩnh mạch ( vớ y khoa ) tại Đà Nẵng.
Thiết bị y tế gia đình Vinabook hiện nay đang là nhà phân phối và cung cấp ra thị trường ba loại vớ đang được người tiêu dùng yêu thích: Vớ Jobs của Mỹ, Vớ Relaxsan của Ý, Vớ Belsana của Đức.
Các loại vớ này điều có ưu điểm là hợp thời trang, bền, thoáng mát, không gây kích ứng da, dễ chịu khi sử dụng. Tuổi thọ trung bình của vớ là 6 tháng/ đôi.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp máy đo huyết áp, máy xông khí dung, máy đo đường huyết, máy tạo oxy… và các thiết bị y tế gia đình khác.
Với giá thành cạnh tranh, chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm, chúng tôi hi vọng sẽ là nơi khách hàng đặt niềm tin và hài lòng về sản phẩm.
Thiết bị y tế gia đình Vinabook.
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 0905.644.128 – 0236.3822866