Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực gây ra bởi lực co bóp của tim và sức cản của động mạch ,đẩy máu tuần hoàn trong các mạch máu, nhờ đó máu có thể đi đến và nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Khi tim đập huyết áp thay đổi từ cực đại ( áp lực tâm thu ) đến cực tiểu (áp lực tâm trương).
Huyết áp thay đổi theo thời gian, ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, chỉ số huyết áp thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng và cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Huyết áp cũng phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của cơ thể như huyết áp sẽ tăng lên khi vận động, gắng sức thê lực, căng thẳng thần kinh hoặc xúc động mạnh. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn thì huyết áp thì huyết áp sẽ trở lại bình thường, lúc này đo huyết ấp sẽ cho chỉ số đúng nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp:
>>>> Sai lầm dẫn đến đột quỵ mà người cao huyết áp không để ý.
Bệnh huyết áp thấp được phân thành 2 loại thường gặp là tụt huyết áp tạm thời và tụt huyết áp thường xuyên.
Thói quen sinh hoạt – Nguyên nhân gây tụt huyết áp tạm thời
Những người không có tiền sử huyết áp thấp vẫn có thể gặp phải cơn tụt huyết áp tạm thời, phụ thuộc vào thời điểm trong ngày và thói quen sinh hoạt. Cụ thể là:
- Mệt mỏi, hoa mắt vào nửa đêm hoặc khi bước xuống giường vào buổi sáng, nguyên nhân là do chỉ số huyết áp của một người thường thấp hơn vào ban đêm khi đang ngủ hoặc khi vừa thức dậy, sau đó huyết áp sẽ tăng dần và đạt cao nhất vào buổi chiều.
- Tụt huyết áp sau khi tập thể dục quá sức, vì trong thời gian tập thể dục, huyết áp tăng lên nhưng lúc bạn nghỉ ngơi ngay sau đó có thể gây tụt huyết áp
- Sốt hoặc thời tiết quá nóng nực có thể kéo huyết áp của bạn xuống thấp đột ngột.
- Sau mỗi bữa ăn quá no hoặc quá nhiều tinh bột, một lượng máu lớn được vận chuyển đến ruột làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, khiến máu ở các cơ quan khác giảm xuống, gây tụ huyết áp.
- Bị stress, căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân gây tụt huyết áp. Khi được thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ, huyết áp sẽ bình thường trở lại.
Những nguyên nhân gây tụt huyết áp thường xuyên
Nếu bạn thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, toàn thân mệt mõi, tình trang tụt huyết áp thường xuyên thì có thể do một số nguyên nhân sau:
- Di truyền
Tụt huyết áp có thể di truyền từ các thế hệ trong gia đình. Một số nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ bạn thường xuyên bị tụt huyết áp thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này.
- Tuổi tác
Đa số huyết áp của bạn tăng lên theo độ tuổi, nhưng cũng có một số ít người tuổi càng cao thì huyết áp càng giảm
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh khác
Khi bạn sử dụng một số loại thuốc, nhất là những thuốc có cơ chế liên quan đến hệ thần kinh trung ương như thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu, chống trầm cảm có thể gây ra tụt huyết áp quá mức. Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để theo dõi và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
- Mất nước
Nước là thành phần thiết yếu quan trọng trong cơ thể. Tình trạng tụt huyết áp do mất nước là nguyên nhân thường gặp.Tình trạng này xảy ra khi bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy, nôn ói khiến thể tích máu tuần hoàn trong cơ thể giảm.
Cách điều trị bệnh huyết áp thấp:
Luyện tập đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi.
– Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
– Nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể.
– Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
– Uống đủ lượng nước. Việc uống nước rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước.
Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi bạn đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng. Hơn thế nữa, nếu bạn bị tiêu chảy hay buồn nôn, bạn cần chắc chắn đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể.
– Tránh tắm nước quá nóng, bởi điều này sẽ khiến cho nhiệt độ trong cơ thể tăng cao.
– Sau khi ngồi lâu bạn nên đứng lên từ từ và cẩn thận để tránh bị hoa mắt và chóng mặt.
– Ngủ đủ giấc là yếu tố cần thiết để giúp bạn duy trì huyết áp ở mức ổn định.
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin nhóm B rất có lợi trong việc phòng tránh và điều trị chứng huyết áp thấp.
– Tránh xa các loại đồ uống có cồn.
– Không đứng quá lâu.
– Nếu bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới như thuốc trợ tim, thuốc chống suy nhược… bạn cần đọc kỹ nhãn mác và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, bởi lẽ một số loại thuốc chính là “thủ phạm” gây nên chứng huyết áp thấp.
– Dùng nước ép củ cải đường tươi là một trong những bài thuốc trị chứng huyết áp thấp hiệu quả nhất. Bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp nên uống một cốc nước ép củ cải đường chia thành 2 lần mỗi ngày.
– Theo dõi huyết áp thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe của mình bằng máy đo huyết áp tại nhà. Khi chọn mua máy huyết áp lưu ý chọn những máy có chất lượng tốt, nơi sản xuất và bảo hành rõ ràng, để tránh trường hợp đo ra kết quả sai gây hoang mang cho người bệnh.
Thiết bị y tế gia đình Vinabook chuyên cung cấp máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy xông khí dung, vớ y khoa, máy tạo oxy … với giá thành cạnh tranh và chất lượng luôn đảm bảo. Khi đến với cúng tôi bạn sẽ được tư vấn chọn loại máy phù hợp nhất, bảo hành và chăm sóc tận tâm của đội ngũ chuyên viên tư vấn.
Mỗi chiếc máy sẽ là người bạn bên cạnh chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng !
Thiết bị y tế gia đình Vinabook.
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
30 Mai Khắc Đôn, tp Huế
Hotline: 0905.644.128