Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( còn gọi là bệnh COPD) là một bệnh hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây là một bệnh nặng theo thời gian. Trong năm 2012, có hơn 3 triệu người chết vì bệnh này, tương đương với 6% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu trong cùng năm đó. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có 2 loại:
- Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trang viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản. Các lớp lót trong các ống phế quản phổi bị đỏ, sưng và chứa các chất nhầy. Chất nhầy này làm hẹp đường thở của bạn.
- Khí phế thũng: khí phế thủng gây tổn hại các túi khí ( phế nang) trong phổi và làm cho bệnh nhân dần khó thở hơn. Khi bệnh nhân mất phế nang trong phổi, quá trình thải CO2 và hấp thu O2 trở nên khó khăn. Chính lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở.
Phổi có ba bộ phận chính: phế quản (đường dẫn khí) và phế nang (túi khí) và khí quản. Khi hít vào, không khí đi từ khí quản thông qua các ống phế quản đến phế nang. Từ các phế nang, oxy đi vào máu trong khi carbon dioxide di chuyển ra khỏi mái vào phế nang. Đây là chu trình thở bình thường. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình trao đổi khí trên đều dẫn đến khó thở, thiếu oxy đến phổi và hậu quả là thiếu oxy đến phần còn lại của cơ thể.
Xem thêm: Chứng ngưng thở khi ngủ, nguyên nhân và cách điều trị.
Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Đây là bệnh ảnh hường đến hệ thống hô hấp, gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng gây khó thở. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh COPD:
- Ho mạn tính ( kéo dài)
- Ho có đàm, đàm có thể màu trắng, màu vàng xám hoặc màu xanh lá cây. Đôi khi có kèm vệt máu.
- Bị nhiễm trùng đường hô hấp táu đi tái lại ( như cúm và cảm lạnh)
- Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức.
- Cảm giác thắt chặt ở ngực
- Thở khò khè.
- Mệt mỏi
- Sốt nhẹ và ớn lạnh.
Lúc đầu, bệnh này không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, đây là một bệnh tiến triển, có nghĩa là các triệu chứng bắt đầu từ từ và tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh và phát triển trong nhiều năm. Một số triệu chứng nặng phải điều trị tại bệnh viện.
Nếu có các vấn đề sau đây, cần đưa đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị
- Cảm thấy khó thở đến nỗi không thể nói chuyện được.
- Môi hoặc móng tay chuyển sang màu xanh hoặc màu xám ( cho thấy nồng độ oxy thấp trong máu)
- Rơi vào trạng thái lơ mơ.
- Nhịp tim nhanh bất thường.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh
Các biến chứng thường gặp của bệnh tắt nghẽn phổi mãn tính
- Các vấn đề về tim: bệnh có thể gây ra nhịp tim bất thường và suy tim
- Cao huyết áp: bệnh có thể gây ra áp suất cao trong mạch máu đưa máu đến phổi ( còn có tên khác là tăng áp phổi)
- Nhiễm trùng hô hấp: Các bệnh cảm lạnh, cúm, viêm phổi làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn hoặc gây tổn thương phổi nhiều hơn.
Phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh COPD không có cách chữa khỏi, phương pháp tốt nhất là phòng ngừa và giảm triệu chứng. Bao gồm:
- Giảm các triệu chứng
- Làm chậm tiến triển của bệnh
- Cải thiện khả năng gắng sức
- Ngăn ngừa và điều trị biến chứng.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Thuốc:
Thuốc giãn phế quản: giúp bạn thở dễ dàng hơn bằng cách giãn các cơ trơn trong phổi, từ đó mở rộng đường hô hấp.
Thuốc giãn phế quản kết hợp với corticosteroid dạng hít.
Sử dụng máy trợ thở, có thể kết hơp với máy tạo oxy.
Vắc xin:
- Vắc xin ngừa bệnh cúm.
- Thuốc chủng ngừa phế cầu
Phẫu thuật:
Phẫu thuật được coi là cách cuối cùng cho những người không thể cải thiện bằng thuốc. Thông thường, phương pháp phẫu thuật được sử dụng đối với loại khí phế thũng, gồm cắt túi khí và phẫu thuật giảm thể tích phổi. Bên cạnh đó còn có phương pháp ghép phổi cho những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính nặng.
Những việc nên làm khi đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Thay đổi lối sống và tuân thủ theo các phương pháp điều trị giúp bệnh nhân giảm triệu chứng, lấy lại khả năng hoạt động bình thường và làm chậm tiến triển của bệnh.
Bỏ hút thuốc và tránh các chất kích thích phổi
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh này.
- Cố gắng tránh các chất kích thích phổi có thể góp phần gây ra COPD. Ví dụ: khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hơi hóa chất, bụi.
- Tránh những chất kích thích trong nhà. Nếu nhà mới sơn hoặc phun thuốc diệt côn trùng, nên đưa bệnh nhân đến một nơi khác an toàn hơn.
- Nếu không khí bên ngoài bị ô nhiễm hoặc bụi, nên đóng cửa sổ nhà.
- Xem thêm: Từ bỏ thói quen xấu – hình thành thói quen tốt
Khám sức khỏe thường xuyên
- Điều quan trọng là bạn phải tái khám đúng hẹn và đầy đủ.
- Hãy hỏi bác sĩ về việc liệu bạn có cần tiêm vắc xin ngừa cúm và viêm phổi hay không. Kiểm tra các bệnh khác có thể do phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư phổi và viêm phổi.
Làm giảm triệu chứng của bệnh:
- Bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ calo.
- Thường xuyên tập thể dục. Vì hoạt động thể chất có thể tăng cường cơ bắp, giúp bạn thở dễ dàng hơn và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập thể dục phù hợp với cơ thể.
- Đặt những thứ bạn cần nơi dễ lấy.
- Nên sử dụng những loại quần áo rộng và giày dép dễ dàng mang vào và rút ra.
Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp
- Giữ số điện thoại của các bác sĩ, bệnh viện và một ai đó có thể đưa bạn đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh trở nặng.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng các triệu chứng của bạn đang xấu đi hoặc nếu bạn có dấu hiệu của một nhiễm trùng như sốt.
Thiết bị y tế gia đình Vinabook
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0905.644.128 – 0236.3822866