Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 3 năm 2017

Kính gửi:    – Trường Đại học Bách khoa

        – Ban lãnh đạo Khoa Hóa       

Em là Phạm Thị Anh sinh viên lớp 14H14. Em có đôi lời muốn gửi tới Ban lãnh đạo khoa về chương trình giảng dạy và học tập môn “Kỹ năng mềm”. Rất mong  quý thầy cô bớt chút thời gian tham khảo nguyện vọng chúng em.

  Vừa qua, công ty TNHH TORRECID Việt Nam có tới tuyển dụng  và phỏng vấn anh chị khóa 12,13 chuyên ngành silicat. Bản thân em cũng tham gia phỏng vấn (không lấy kết quả chính thức) và theo dõi quá trình làm việc của công ty với các anh chị. Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, em và rất nhiều anh chị cũng như bạn bè đều có chung một nhận xét:

 Bản thân còn yếu và thiếu quá nhiều kỹ năng và điều cấp thiết bây giờ là phải bù đắp thiếu sót đó để đáp ứng trước tốt quá trình học tập, nghiên cứu khi sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau đó là nhu cầu của các nhà tuyển dụng đồng thời phục vụ quá trình làm việc và sự phát triển công nghệ chóng mặt tại thời điểm bây giờ.

Hiện nay thực tế đại đa số sinh viên các trường miền Trung nói chung và trường đại học Bách khoa Đà Nẵng nói riêng còn yếu kém về kỹ năng mềm. Chỉ một những nhóm nhỏ  tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn là có kỹ năng tốt hơn nhưng lại không được đào tạo một cách bài bản làm hạn chế khả năng và hiệu quả làm việc.

Sinh viên lớp 14H1.4 là một điển hình tiêu biểu, phần lớn các bạn (trong đó có cả bản thân em là nhân chứng sống) trước khi được tiếp xúc với chương trình giảng dạy kỹ năng mềm của thầy Hoàng Đức Bảo ở môn nhập môn ngành kỹ thuật hóa học chúng em hiểu rất ít thậm chí là mơ hồ. Chúng em chỉ làm slide và thuyết trình theo bản năng và có học hỏi trên youtube nhưng do quá trình tìm hiểu chưa đầy đủ và không có khoa học nên bài thuyết trình thiếu khoa học về nội dung lẫn cách thuyết trình. Ngay cả những yêu cầu cơ bản như: font chữ, cỡ chữ, số dòng trong một slide…  chúng em cũng rất mơ hồ , chỉ nghĩ làm như thế nào cho thuận mắt. Còn thuyết trình thì đùn đẩy nhau lên chỉ vì một nỗi sợ hãi “ sợ đứng và nói trước đám  đông”???. Nhìn nhận một cách khách quan thì lỗi vẫn là ở sinh viên, vì sinh viên không tự trang bị cho bản thân nững kỹ năng cần thiết để có thể chủ động trong các tình huống nhất là khi gặp sự cố. Tuy nhiên nếu có một hướng dẫn bài bản ngay từ đầu thì việc tự trang bị đó sẽ dễ dàng thành công và thuận lợi hơn rất nhiều.  Vì thế điều cấp thiết  hiện nay là sinh viên cần phải có một phương pháp học tập, nghiên cứu và rèn luyện đúng đắn càng sớm càng tốt.  Và hơn ai hết người có thể có thể giúp hoàn thiện điều đó là những “người thầy”  những bậc tiền bối có đủ  kinh nghiệm và kiến thức để tạo lập một phương pháp đúng đắn để định hướng cho sinh viên. Bản thân em và rất nhiều bạn trong lớp nhận thấy rằng việc  giảng dạy kỹ năng mềm vào trường học là rất cần thiết. Tuy thời gian tiếp xúc và học tập với thầy Hoàng Đức Bảo giảng tác giả cuốn sách “ kỹ năng mềm thiết  yếu” chỉ vọn vẹn 3 buổi học và 1 buổi báo cáo thuyết trình nhưng những gì chúng em học được từ Thầy ngoài sức tưởng tượng và thật sự nó rất tuyệt vời, thành công hơn cả mong đợi như những gì chúng em suy nghĩ ban đầu chưa học. Chúng em được tiếp xúc với một phong cách làm việc, một phương pháp mới mà chưa được tiếp xúc ở giảng đường đại học. Điểm khác biệt giữa phương pháp dạy kỹ năng mềm của thầy Bảo và những môn học khác ở trường là vừa học vừa phát triển kỹ năng tư duy nhưng kích thích sự đam mê sáng tạo của sinh viên song vẫn đảm bảo truyền đạt được những nội dung thiết yếu trong chương trình. Chúng em hiểu được trong 1 slide font chữ cần đủ lớn để người tham dự có thể nhìn rõ, tránh hiện tượng cố gắng đọc những hàng chữ quá nhỏ hay gây mất thẩm mỹ và tính khoa học khi chữ quá to, trong slide cỡ chữ từ 24 trở lên (thường dùng 24), riêng phần đầu đề, đề mục cỡ chứ nên từ 36-50. Hay cách chọn màu sắc chữ và nền cho phù hơp Biết được rằng màu đỏ và màu cam là màu “nóng ấm” cho cảm giác gần gũi nhưng khó tập trung theo dõi…rồi cấu trúc slide đầu tiên phải 3 thông tin quan trọng nhất là :

  • Đầu đề bài thuyết trình/ bài giảng
  • Tác giả ( và nơi làm việc)
  • Tên, ngày ( và địa điểm ) hội nghị, hội thảo, bài giảng

Hay slide cuối cùng phải có lời cảm ơn người nghe, cảm ơn cơ quan tài trợ nếu có… yêu cầu khi thuyết trình cần phải:

  • Kiểm soát tâm lí bằng cách chuẩn bị kỹ bài, thở sâu để bớt căng thẳng, thư giãn..
  • Phong cách thuyết trình:

Phải sôi nổi, nhiệt tình, kiểm soát âm lượng và tốc độ

Tránh đọc, nói đều đều

Ngôn ngữ cơ thể cần sử dụng thích hợp: cử chỉ, ánh mắt , cách đi đứng, trang phục

  • Kiểm soát bài thuyết trình : thời gian, nội dung, người nghe

 Đồng thời thầy cũng nêu và sửa những lỗi cơ bản thường gặp trong một bài thuyết trình như dùng quá nhiều chữ trong 1 slide nhất là khi người làm cắt dán từ bản word qua…và rất rất nhiều những điều khác nữa thầy mang đến cho chúng em. Hay đơn giản chỉ từ một bài tập làm việc nhóm trong vòng 30 phút, thầy đã giúp chúng e có thêm kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả, tinh thần đoàn kết và bên cạnh đó  còn khơi dậy sự sáng tạo chỉ từ những chiếc ống hút cùng cuộn băng keo vô cùng quen thuộc. Mỗi đội tìm ra một ý tưởng và thông qua sản phẩm của nhóm để gửi gắm một thông điệp qua vài phút thuyết trình, ngắn ngủi nhưng đầy thú vị.

Có những ý tưởng tạo nên từ nguồn năng lượng sạch, làm đồ dùng học tập, chiếc thuyền titanic… đôi khi hơn thế nữa trong đó còn có cả ước mơ, hòa bão của tuổi trẻ, là cả sự vượt khó vươn lên bất chấp mọi khó khăn, số phận, chứa đựng niềm khát khao chinh phục đỉnh cao tri thức, đi kiếm hạnh phúc…đó là lúc gắn kết tình thầy trò, bạn bè, nơi mỗi người cùng hiểu và cảm thông cho nhau hơn trong cuộc sống. Thậm chí có những giọt nước mắt rơi, nhưng không phải vì sự suy sụp mà đó là giọt nước mắt hạnh phúc, và là gửi lời cảm ơn hay sự sẻ chia sâu sắc nhất.. sau những giọt nước mắt ấy là sự quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực. Đó chỉ là một phần nhỏ trong những kiến thức thầy mang đến cho chúng em, chẳng hạn như với tư cách là một nhà tuyển dụng có kinh nghiệm, thầy đưa ra những yêu cầu cần phải có để chọn ra một ứng của viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng. Mà sự thật rằng trong trường, chúng em chưa được trang bị hoặc rất ít vì phần lớn không đủ thời gian cho giảng viên truyền đạt hết. Thậm chí thời gian còn không đủ cho các thầy cô truyền dạy kiến thức chuyên môn chứ chưa nói đến thời gian dạy kỹ năng mềm…

Bên cạnh đó, sinh viên miền Trung bị lép vế hơn so với miền Bắc và miền Bam cũng chỉ vì kỹ năng mềm. Phần vì không có môi trường phù hợp, phần vì chưa được đào tạo và trang bị sớm nên sau khi ra trường sinh viên gặp nhiều khó khăn trong đó có cả “thất vọng”.

  Vì vậy, áp dụng môn kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy là điều vô cùng cần thiết và càng sớm càng tốt. Nếu có thể nên đưa vào chương trình học năm 1 để sinh viên sớm có định hướng và phát triển một cách đúng đắn ngay từ đầu, tránh sự mò mẫm từng bước mà chưa biết đúng hay sai. Do thời gian còn quá ngắn ngủi để thầy truyền dạy hết những kỹ năng một cách cụ thể , nhưng nhờ nền tảng cơ bản thầy đưa tới chúng em đã phần nào định hình được và đang cố gắng trau dồi để hoàn thiện bản thân, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập và công tác sau này trên phương châm trong công việc: “ĐẠO ĐỨC – ĐAM MÊ – SÁNG TẠO” trong cuộc sống: “MỈM CƯỜI – LẮNG NGHE – THA THỨ”. Vẫn biết rằng kỹ năng mềm không phải có được qua ngày một, ngày hai mà đó là cả một quá trình rèn luyện, nhưng khả năng của quá trình đó thành công cao nếu có  phương pháp rỏ ràng và định hướng đúng đắn ngay từ đầu.

  Vì sự cần thiết và cấp bách của kỹ năng mềm nên em viết những lời này kiến nghị lên Ban lãnh đạo khoa có thể duy trì, mở rộng và phổ biến hơn chương trình kỹ năng mềm vào chương trình học nhất là đối với sinh viên năm nhất và năm cuối. Để sinh viên chúng em được trang bị đầy đủ hơn những kỹ năng cần thiết giúp chúng em vững bước trên đường đời và chinh phục ước mơ.

  Cuối cùng, em xin cảm ơn lãnh đạo khoa đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc và học tập kỹ năng mềm trong môn nhập môn ngành kỹ thuật hóa học, được học tập và làm việc với thầy Hoàng Đức Bảo một nhà giáo tuyệt vời, người đi truyền nhiệt huyết trong việc học và nghiên cứu cho thế hệ trẻ sinh viên chúng em. Xin kính chúc ban lãnh đạo khoa Hóa sức khỏe và công tác tốt. Cảm ơn lãnh đạo khoa đã bớt thời gian đọc thư này.

Em xin chân thành cảm ơn

Ký tên

Sinh viên

Phạm Thị Anh- 14h1.4