VÌ SAO PHẢI HỌC KỸ NĂNG MỀM
Kỹ năng mềm đã khẳng định vị trí quan trọng trong mọi công việc, học hành và nghiên cứu. Tổ chức Ngân hàng Thế giới được xem ” Kỹ năng mềm ” là điểm quan trọng phát triển thế kỷ 21.
Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội, dùng để chỉ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng học tiếng Anh, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm lãnh đạo, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng xác lập mục tiêu,…
Kỹ năng mềm không thể hiện dưới dạng hữu hình có thể đo đếm được hay chứng nhận thông qua bằng cấp chuyên môn mà nó được thể hiện qua thái độ, cách thể hiện, khả năng tư duy cũng như nhìn nhận vấn đề của con người để vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới.
Thực tế cho thấy rằng: Để thành công trong cuộc sống và công việc, kiến thức chuyên môn đóng vai trò khoảng 25%, trong khi đó những kỹ năng mềm được trang bị quyết định đến 75%.
Link mua sách Kỹ năng mềm tại đây
Vì sao phải học kỹ năng mềm?
Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, sự kết hợp của các đặc điểm tính cách, hành vi và thái độ cho phép mọi người giao tiếp hiệu quả, hợp tác và kiểm soát thành công các xung đột. Những người có kỹ năng mềm tốt thường có khả năng nhận thức tình huống và trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ, giúp họ thích nghi với môi trường làm việc khó khăn được dễ dàng và tạo ra kết quả tích cực.
Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội dùng để chỉ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm lãnh đạo..
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm:
Báo cáo của Deloitte Access Econom tiết lộ rằng: xu hướng công nghệ và lực lượng lao động góp phần vào nhu cầu ngày càng tăng về kỹ năng nhân sự trong năm năm tới; số lượng công việc trong các ngành nghề cần kỹ năng mềm chuyên sâu dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp 2,5 lần so với các ngành nghề không cần kỹ năng mềm. Hiện tại các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc cũng đang có sự chuyển dịch từ chiến trường cạnh tranh theo giá cả mặt hàng qua dịch vụ khách hàng. Sự toàn cầu hóa và gián đoạn công nghệ đã giảm rào cản để gia nhập một thị trường mới của các doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa là sự cạnh tranh thật sự thường nằm ở chất lượng trải nghiệm của khách hàng. Do đó, kỹ năng mềm là một phần thiết yếu không thể thiếu của việc tìm kiếm, thu hút và giữ chân khách hàng.
Có thể dễ hiểu, kỹ năng cứng trở nên vô nghĩa nếu không có kỹ năng mềm, hay nói theo cách khác nếu không có kỹ năng mềm thì tỉ lệ thành công dựa trên kỹ năng cứng là rất khiêm tốn.
Trong hầu hết các công việc hiện nay đều có sự tương tác qua lại với nhau, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp. Kỹ năng cứng chưa đủ để làm việc hiệu quả. Một nhân viên bán hàng có kiến thức sâu rộng về sản phẩm và thị trường cũng khó thành công nếu không có kỹ năng giao tiếp cần thiết để chốt đơn hàng và giữ chân khách hàng. Người quản lý cũng cần phải có khả năng lắng nghe ý kiến của nhân viên, kỹ năng diễn thuyết tốt và kỹ năng tư duy sáng tạo trong môi trường kinh doanh luôn luôn phải thay đổi. Ở mỗi ngành nghề sẽ chú trọng đến một vài kỹ năng mềm khác nhau nhằm hỗ trợ cho kỹ năng cứng và mục đích cuối cùng để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn.
Ứng dụng kỹ năng mềm:
Bạn đang gặp trở ngại về giao tiếp trong cuộc sống đời thường hay công việc? Kỹ năng mềm có thể giúp cải thiện được các mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội, nó còn làm thay đổi tính cách và hành vi trong giao tiếp của bạn.
Kỹ năng mềm không tự nhiên đến với bạn mà chính bản thân bạn phải tự tìm hiểu các phương pháp thực hành, để hoàn thiện và phải luyện tập thường xuyên để trở thành phản xạ tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày.
Kỹ năng giao tiếp
* Giao tiếp bằng lời nói: Bạn hãy đặt mục tiêu cho mình trong việc truyền đạt thông tin. Bạn cũng cần xác định đối tượng, nội dung và thời gian mà bạn muốn truyền đạt.
Chẳng hạn: Bạn đi gặp khách hàng A để giới thiệu và hợp tác bán hàng. Mục tiêu của bạn là xem khách hàng mong muốn gì từ sản phẩm của mình, bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu người đó có cảm nhận như thế nào khi họ trò chuyện với bạn/ khi nghe bạn diễn giải thông tin thông qua nét mặt, cử chỉ, hành vi, thái độ trong giao tiếp của họ dành cho bạn. Trước khi chào tạm biệt khách hàng, bạn đừng quên hỏi ý kiến họ: Anh/Chị có ý kiến gì dành cho tôi trong buổi trao đổi ngày hôm nay không? Từ đó, bạn rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình để chuẩn bị cho khách hàng tiếp theo được tốt hơn và luôn tâm niệm: “Ngày hôm nay phải khác ngày hôm qua”.
* Giao tiếp qua ánh mắt: Hãy nhìn vào mắt họ khi bạn đang trò chuyện, cho dù họ chỉ dừng lại với bạn một chút. Quan trọng là đừng để cho đôi mắt của bạn đảo quanh đâu đó trong suốt buổi trò chuyện.
* Giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể: Để thể hiện sự quan tâm của bạn với đối tượng giao tiếp, bạn hãy ngồi thẳng lên và nghiêng về phía trước. Đừng gõ các ngón tay hay nhịp chân khi bạn đang trò chuyện. Tốt nhất bạn hãy bắt chước tư thế của người mà bạn đang trò chuyện để tạo ra bầu không khí giao tiếp thoải mái.
Thực hành giao tiếp
Điều này áp dụng cho cả việc nói trước công chúng, thuyết trình và đàm thoại cá nhân. Bạn hãy chuẩn bị trước khi truyền tải thông tin, đặc biệt là kiến thức thông tin mà bạn muốn người khác tiếp nhận. Bạn cũng cần chuẩn bị câu chào, mở đầu, kết thúc và cả câu chuyển tiếp từ đề tài này qua đề tài khác. Nếu bạn lo lắng, hồi hộp với bài nói chuyện của mình, hãy tự trình bày và diễn đạt trong một nhóm nhỏ trước rồi dần dần chuyển sang một nhóm lớn hơn. Điểm đáng chú ý trong giao tiếp là chú ý tốc độ và âm lượng của bạn khi nói chuyện. Riêng về đàm thoại cá nhân nếu bạn không thoải mái thì hãy thực hành với một người bạn thân hoặc thành viên trong gia đình bạn.
Kỹ năng viết
Kỹ năng viết cũng quan trọng không kém so với kỹ năng nói nhưng viết có nhiều thời gian cho bạn chỉnh sửa và hoàn thiện trước khi bạn gửi đi. Mỗi ngày khi bạn đọc và kiểm tra email, thư từ, bạn nên học cách chỉnh sửa chính tả và cách sử dụng từ, thay đổi cấu trúc câu, viết súc tích hơn thay vì dài dòng. Bạn nên ghi nhận cách dùng câu từ của những người khác để hỗ trợ cách viết của bạn có chiều sâu, rõ ràng và mạch lạc hơn.
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi sự tập trung và tự giác kỷ luật. Đừng bao giờ nghĩ rằng lắng nghe là kỹ năng dễ vì có những lúc bạn bốc đồng ngắt lời người khác, điều đó có nghĩa là buổi giao tiếp không thành công. Đừng nên ngắt lời người khác để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người nói. Hãy chờ đến khi họ kết thúc.
Có nhiều lý do khác nhau trong kỹ năng này đó là thông cảm với một người khác, hiểu các cách hướng dẫn hoặc đánh giá một kế hoạch. Cho dù là lý do gì, bạn đều cần để ý và lưu tâm. Trong lúc lắng nghe bạn có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về chủ đề của người nói hoặc giúp bạn hiểu hơn về một tình huống nào đó. Điều này thể hiện sự quan tâm và chú ý của bạn đối với người bạn đang lắng nghe.
Bạn có thể chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chép. Thực hành ghi chép sẽ tạo cho đối tượng đang tiếp xúc, trao đổi cảm nhận là họ quan trọng với bạn.
Ngoài việc lắng nghe, bạn nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người nói. Khi bạn quan sát tư thế, giọng nói, ánh mắt, cử chỉ và nét mặt của họ, bạn sẽ nhanh chóng phản hồi một cách phù hợp với người đó.