Chứng lở loét do nằm lâu là vấn đề được quan tâm nhất khi chăm sóc người bệnh. Nguyên nhân của chứng loét là do vùng da của lưng, chân, mông, gáy liên tục bị tì đè, khiến vùng đó nóng ẩm liên tục. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, sau này có thể thối các mảng thịt, đứt gân, nhiễm trùng vết loét. Vậy làm cách nào chống bị lở loét cho bệnh nhân khi phải nằm lâu, mời bạn cùng Thiết bị y tế Vinabook hiểu những cách dưới đây nhé.
Các giai đoạn loét do tì đè
Những bệnh nhân nằm tại giường lâu khiến da và các tổ chức dưới da bị sức nặng của cơ thể đè ép lên. Lâu ngày khiến mạch máu co thắt lại, máu không thể lưu thông, dẫn đến thiếu máu cục bộ. Bên cạnh đó, ma sát giữa da và nệm lâu ngày cũng gây nên lở loét. Các giai đoạn loét do tỳ đè:
Loét tỳ đè giai đoạn 1
Các thay đổi tại chỗ của da vùng bị tì đè bao gồm: Đỏ da, phù nề, đôi khi xuất huyết, da ấm hơn vùng xung quanh. Xuất hiện những mụn nước như trong bỏng độ 2.
Tổn thương khu trú chủ yếu vùng thượng bì.
Có thể hồi phục khi loại bỏ nguyên nhân tì đè tại chỗ.
Loét tỳ đè giai đoạn 2
Đỏ da và phù nề tại chỗ tăng lên, các bọng nước vỡ. Xuất hiện vùng đỏ da xung quanh tổn thương cùng với hiện tượng viêm da tại chỗ.
Da bị tổn thương dễ bị bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát.
Nếu tổn thương lớn hơn 1cm, quá trình tự liền vết thương rất khó.
Loét tỳ đè giai đoạn 3
Mất hoàn toàn phần da che phủ, các thành phần phía dưới sẽ bị lộ ra. Trong 3-5 ngày trung tâm hoại tử xuất hiện. Đó là tổ chức có màu đỏ xám xung quanh là vùng da đỏ phù nề. Vết loét màu xám vàng ngay vùng trung tâm tổn thương cùng với chất mủ. Quầng đỏ và phù nề lan rộng xung quanh vùng loét.
Có thể xuất hiện chảy máu ở bờ vết loét
Loét tỳ đè giai đoạn 4
Tổn thương lan rộng phía dưới, đến phần cơ xương. Tổn thương vùng da không tương ứng với phần tổ chức phía dưới, thông thường tổn thương theo hình côn.
Loét tỳ đè giai đoạn 5
Tổn thương loét mãn tính, chủ yếu là mất da và tổ chức dưới da rộng, nền tổn thương là xương.
Vùng xung quanh tổn thương có thể biểu bì hóa hay sẹo hóa.
Những biện pháp chống lở loét cho bệnh nhân nằm lâu
Sử dụng nệm chống loét
Đệm chống loét – biện pháp dễ dàng chống lở loét cho bệnh nhân nằm lâu
Nệm chống loét giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa người bệnh và nệm, phân tán đều lực tì đè giúp giảm thiểu ma sát, giữ nhiệt độ bề mặt đệm ổn định và không bị nóng. Với chế độ massage kết hợp, nệm giúp tăng cường lưu thông máu, tạo cảm giác thông thoáng, tránh làm da bị ẩm ướt. Từ đó, nệm sẽ giúp hạn chế hình thành những vết loét, đem đến cho người bệnh cảm giác thoải mái tối đa.
Đi kèm đệm là máy bơm hơi có van đảo chiều, đảm bảo không khí trong đệm luôn lưu thông, giữ nhiệt độ 27 độ C. Ngoài ra, đệm có thể dễ dàng vệ sinh và gấp gọn khi cần.
Sử dụng nệm chống loét là cách dễ dàng nhất để giúp phòng chống loét và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi nằm một chỗ.
>> Mua đệm chống loét tại Đà Nẵng
Thường xuyên vận động
Nằm lâu khiến các mạch máu bị chèn ép, đây là nguyên nhân khiến máu và dinh dưỡng tới mô bị thiếu hụt, lâu ngày dẫn đến hoại tử. Để khắc phục điểm này, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, nhất là đối với những bệnh nhân nằm trên giường lâu, bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân. Khoảng 1- 2 giờ thì đổi tư thế nghiêng, ngửa, sấp cho người bệnh. Đồng thời kiểm tra xem có vị trí nào sắp hình thành vết loét không để xử lý sớm.
Có thể sử dụng gối mềm để lót dưới cơ thể nhằm giảm áp lực tới da và giảm tiếp xúc với giường cho bệnh nhân.
Thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân để cải thiện tuần hoàn máu tại vùng da có nguy cơ bị loét. Xoa bóp làm khô da bằng cồn 70 độ để đảm bảo da không bị ẩm ướt, xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị loét khoảng 15- 20 phút/lần, và tiến hàng đều đặn 1 – 2 lần/ ngày.
Lưu ý: Người nhà nên kết hợp tập luyện phục hồi chức năng các khớp và cơ cho bệnh nhân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh liệt giường.
>>> Chọn nệm chống loét nào cho bệnh nhân nằm lâu
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng không đầy đủ là nguyên nhân gây ta chứng loét do tì đè và khiến những vết loét hồi phục lâu hơn. Những người không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể gầy gò. Khối lượng cơ giảm làm tăng diện tích tiếp xúc giữ xương, da và mặt phẳng cứng, gây chèn ép làm tăng nguy cơ loét ở các điểm tiếp xúc.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, vitamin C, vitamin E giúp da khỏe mạnh, chữa tổn thương và chống nhiễm trùng.
Giữ da luôn khô sạch
Nếu bệnh nhân đang sử dụng tã giấy, bạn nên thay tã cho người bệnh ngay khi miếng tã bị bẩn hoặc thay thường xuyên sau 3 – 4 tiếng.
Không để người bệnh mặc miếng tã đã bị bẩn trong thời gian lâu, gây ẩm ướt và nhiễm trùng da, tăng nguy cơ lở loét.
Nên vệ sinh thân thể của bệnh nhân bằng nước ấm tại phòng kín gió tối thiểu 1 lần/ ngày. Sau đó lau khô bằng khăn bông mềm để đảm bảo da của người bệnh luôn khô, sạch, không bị ẩm ướt, dính mồ hôi, nước tiểu…
Giữ vệ sinh không gian nằm thoáng đãng, sạch sẽ
– Không gian phòng ở của bệnh nhân cần giữ vệ sinh để phòng tránh bệnh tật.
– Nơi người bệnh nằm cần sạch sẽ, khô ráo và thoáng gió.
– Chăn màn của bệnh nhân cần được giặt giũ thường xuyên.
Để ý đến tâm lý của bệnh nhân, giúp người bệnh luôn vui vẻ
Người già thường có những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật, điều này lại càng trầm trọng khi phải nằm một chỗ. Để giúp bệnh nhân thoát khỏi cảm giác chán nản, người nhà cần chủ động nói chuyện, thường xuyên hỏi han chia sẻ. Đọc sách, hoặc để người bệnh xem tivi, nghe đài… cũng là cách sẽ cải thiện tinh thần hiệu quả.
Ngoài những lưu ý trên, khi chăm sóc bệnh nhân cao tuổi nằm một chỗ, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Vì bệnh nhân có thể ăn uống ít nên rất cần uống bổ sung sữa người già, có bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon, đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Bên canh đó, ngay khi người bệnh có những bất thường về cơ thể hay tâm lý, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thiết bị y tế Vinabook
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519