Huyết áp thấp lâu ngày có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, ăn không ngon và ngủ không yên, đôi khi còn bị chóng mặt, đi lại mất thăng bằng, đến nỗi ngã xỉu mỗi khi cơn tụt huyết áp xảy ra. Nếu đã dùng thuốc tây thì chắc hẳn ai cũng biết, khi uống thì đỡ nhưng hết thuốc, huyết áp lại tụt như thường. Vậy nên chúng ta cần có một chế độ ăn uống hợp lý, cần phải biết cái gì nên ăn cái gì và nên tránh cái gì. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thức ăn nên ăn và nên tránh khi bị tụt huyết áp.
>>> Tăng huyết áp vô căn, mức độ nguy hiểm.
Mục lục:
- Những biểu hiện của huyết áp thấp và nguyên nhân.
- Khi bị huyết áp thấp nên ăn gì?
- Khi bị huyết áp thấp nên tránh gì?
1. Những biểu hiện của huyết áp thấp và nguyên nhân.
Khi đo huyết áp, bạn sẽ thấy 2 chỉ số phía trên và phía dưới. Với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ ở khoảng 120/80 mmHg. Nếu huyết áp thường xuyên đo được ở mức dưới 90/60 mmHg kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt hàng ngày thì rất có thể bạn đang bị tình trạng huyết áp thấp.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến huyết áp thấp như: thiếu dinh dưỡng kéo dài, phụ nữ bị rong kinh, stress kéo dài, do di truyền, tuổi già, bị một số bệnh gây thiếu máu như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, suy giáp, suy thượng thận…
2. Khi bị huyết áp thấp nên ăn gì?
Với người bị huyết áp thấp thì dinh dưỡng, sinh hoạt đúng cách là rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp tăng thể tích máu trong cơ thể. Ngoài ra cũng giúp cơ thể luôn được bổ sung đủ nước, tránh bị mất nước. Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ làm tăng nặng triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi ở người vốn đã bị huyết áp thấp.
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
Người bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Bổ sung các chất điện giải
Các chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì huyết áp. Người bị bệnh có thể uống nước chanh, nước trái cây để bổ sung điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng đồ uống dành cho người chơi thể thao có chứa các nhóm chất điện giải như natri, kali…
Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ
Ăn đủ các bữa. Đặc biệt là không được bỏ bữa sáng. Vì đây là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc. Cách ăn uống tốt nhất cho người bị huyết áp thấp là nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Việc này sẽ giúp duy trì năng lượng ổn định trong ngày. Và tránh tình trạng huyết áp giảm quá thấp sau ăn no. Trong các bữa ăn, cần hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, cháo, nui, bánh mì…
Người bị bệnh không được thức quá khuya. Và cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Việc thiếu ngủ hoặc thức khuya sẽ khiến bạn dễ chóng mặt, ngất xỉu.
Tăng thêm lượng muối
Những người bị bệnh có thể tăng lượng muối ăn hàng ngày. Với người bình thường, cần khoảng 10g muối mỗi ngày. Còn người bị huyết áp thấp nên ăn nhiều hơn một chút, khoảng 10 – 15g. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ lượng muối để phù hợp với độ tuổi và thể trạng cơ thể.
3. Dinh dưỡng cho người bị huyết áp thấp
Không những thế người bị bệnh cần cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa thành phần như đạm (protein), vitamin C và các loại vitamin nhóm B.
-
Nho khô
Đây được xem như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời hỗ trợ điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. Bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Bạn có thể ngâm khoảng 30-40 quả nho khô trong nước và để qua đêm. Tốt nhất là ăn vào mỗi sáng khi bụng đói.
-
Hạt hạnh nhân
Cũng giống với nho khô, bạn có thể ngâm khoảng 4 đến 5 quả hạnh nhân trong nước, để qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn và pha vào sữa nóng để uống trong bữa sáng.
-
Gừng
Đây là loại gia vị rất phổ biến. Gừng có nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, giải cảm, lưu thông mạch máu… Vài lát gừng tươi, hoặc uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp.
-
Nước chanh
Uống nước chanh pha thêm chút muối, đường vừa giúp bổ sung điện giải, vừa giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp duy trì huyết áp ổn định và điều tiết lưu thông máu.
-
Thịt nạc, gan
Những người bị bệnh do thiếu máu (đặc biệt là ở phụ nữ trẻ) nên ăn các loại thịt nạc (bò, gà, heo), gan, trứng gà, tôm, cá… Ngoài ra, nên ăn các loại rau quả như: đậu, rau dền, rau đay, quả lựu,…
Ngoài các thực phẩm kể trên, một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp khác bao gồm: cà phê, nước trà đặc, rau cần tây, hạt sen, cam thảo, long nhãn, táo tàu,…
4. Khi bị huyết áp thấp nên tránh những gì?
Những thực phẩm mà người huyết áp thấp cần phải tránh:
- Cà rốt
- Cà chua
- Mướp đắng: Mướp đắng có tính hàn, lại có công dụng hạ huyết áp nên không phù hợp với người bị huyết áp thấp
- Cần tây
- Hạt dẻ nướng
- Thực phẩm có tính lạnh như dưa hấu, rau bina, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh…
- Đồ uống có cồn: Khi mới uống đồ uống có cồn, huyết áp có thể tăng lên do kích thích nhịp tim. Tuy nhiên nó lại làm mất nước và gây giãn mạch nên sau đó huyết áp sẽ giảm đi đột ngột, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, lảo đảo rất nguy hiểm.
Chúng tôi đã gửi đến các bạn những thức ăn mà người bị huyết áp thấp nên ăn và nên tránh. Để đảm bảo một sức khỏe tốt và một huyết áp ổn định thì các bạn hãy thực hiện nhé. Chúc các bạn may mắn.
Xem thêm: Cao huyết áp ở người trẻ tuổi
Thiết bi y tế gia đình Vinabook
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0905644128-02363822866