Kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực QA/QC (đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng) trong phòng nghiệm và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê

Hoàng Đức Bảo - CEO/Lectured soft skills

  1. Nhu cầu về QA/QC và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê

Trong nhiều năm qua, thế giới đã xem số liệu thí nghiệm là “hàng hóa”. Hàng hóa phải có chất lượng (quality), thì khách hàng, thị trường mới tiêu thụ, sử dụng. Chất lượng là những đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn xác định (hay được thừa nhận). Để đảm bảo số liệu thí nghiệm (được công bố từ bất kỳ phòng thí nghiệm đo lường/phân tích/quan trắc nào) có chất lượng, bắt buộc phải thực hiện QA/QC. Chỉ khi thực hiện đầy đủ QA/QC, mới có thể cam đoan rằng, số liệu được công bố từ phòng thí nghiệm (PTN) là có chất lượng, tức là tin cậy hay chính xác (chính xác tức là vừa đúng vừa lặp lại tốt) và phù hợp với mục đích sử dụng xác định. Vậy, để thực hiện QA/QC trong PTN, phải hành động như thế nào ?

Nhiều phòng thí nghiệm (PTN) công bố số liệu như một con số toán học, chẳng hạn, hàm lượng sắt tan trong nước mặt (FeII,III) là 0,9542 mg/L và như vậy, thiếu thuyết phục ! Tại sao lại giữ 4 con số sau dấu thập phân ? Đây là số liệu thí nghiệm và là một đại lượng ngẫu nhiên, mà một đại lượng ngẫu nhiên phải có 3 đặc trưng cơ bản: giá trị trung bình, sai số (hay độ phân tán) và bậc tự do của nó (bậc tự do f liên quan đến số thí nghiệm hay số phép đo n, thông thường f = n – 1). Thí dụ, để thuyết phục, phải báo cáo kết quả như sau: hàm lượng FeII,III trong nước mặt là: trung bình số học ± độ lệch chuẩn (S) = 0,95 ± 0,08 mg/L; n = 3. Khi cần so sánh kết quả đó với Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về hàm lượng FeII,III trong nước mặt (quy định ≤ 1 mg/L), thì đa số các PTN cho rằng, hàm lượng FeII,III  đạt yêu cầu. Điều này chưa thuyết phục !? Theo quy định của ISO GUIDE 1993, nếu yêu cầu nghiêm ngặt (quy định hàm lượng FeII,III < 1 mg/L), thì hàm lượng đó không đạt yêu cầu, vì cận trên của khoảng tin cậy 95% của nó (= trung bình số học + biên giới tin cậy e; ở đây e = ± t(P=0,95; f=n1)*S/(n)1/2 = 4,303*0,08/(3)1/2 = 0,20; tức là, cận trên của khoảng tin cậy 95% là 0,95 + 0,20 = 1,15 mg/L) vượt quá mức quy định. Mặt khác, nhiều PTN công bố số liệu đo một thông số nào đó trong thực phẩm hoặc môi trường…liên tục trong nhiều năm (yếu tố thời gian) ở nhiều địa điểm khác nhau (yếu tố không gian), nhưng thiếu nhận xét một cách thuyết phục rằng, thông số đó có thay đổi theo thời gian và không gian không ? Thông số đó có tương quan (tuyến tính hoặc phi tuyến tính) với các thông số khác không ? Hoặc nhiều khi, trong tập số liệu đó có nhiều giá trị nằm dưới giới hạn phát hiện của phương pháp đo (MDL), cần xử lý tập số liệu đó như thế nào để tính trung bình số học và độ lệch chuẩn (S) ?… Tất cả những vấn đề trên và nhiều nhu cầu xử lý số liệu khác đều có thể giải quyết bằng cách áp dụng các công cụ thống kê của toán xác suất thống kê.

  1. Đối tượng được tập huấn

– Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ, học viên cao học, sinh viên năm thứ 3 – 4 và sinh viên tốt nghiệp các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật – công nghệ về vật lý, hóa học, sinh học, môi trường, nông – lâm nghiệp, y – dược…

– Các cán bộ làm việc trong các phòng thí nghiệm, các trung tâm đo lường, trung tâm quan trắc môi trường, các cơ quan/bộ phận kỹ thuật và quản lý làm việc liên quan đến QA/QC và xử lý số liệu ở các cơ quan nhà nước, các công ty/nhà máy/cơ sở sản xuất, kinh doanh.

  1. Mục đích và cấu trúc của khóa tập huấn

Mục đích: Khóa tập huấn được thiết kế theo 3 bước (tương ứng với 3 bài tập huấn) nhằm đảm bảo cho học viên:

  1. i) Nắm vững các kiến thức về lý thuyết và thực hành QA/QC trong PTN để áp dụng thuận lợi cho công việc đang đảm nhận (quản lý PTN hoặc chuyên viên/kỹ thuật viên PTN);
  2. ii) Áp dụng thống kê (thực hành trên máy tính, sử dụng phần mềm máy tính được phép miễn phí) để giải quyết các nhiệm vụ QC trong PTN, xử lý số liệu để đưa ra các kết quả và nhận xét/kết luận tin cậy nhằm đóng góp hiệu quả vào công tác nghiên cứu khoa học, thực hành thí nghiệm, quản lý và xử lý số liệu, công bố thông tin hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách ban hành các quyết định liên quan…

Cấu trúc các khóa tập huấn: Khóa tập huấn gồm 3 bài (mỗi bài tương đương với 2 tín chỉ và được học trong 2 ngày, mỗi ngày học 8 tiết) như sau:

  1. i) Các hoạt động QA/QC trong PTN – lý thuyết và thực hành trên máy tính, sử dụng phần mềm Microsoft – Excel 2010 – Data Analysis;
  2. ii) Xử lý và đánh giá số liệu (data treatment and assessment) – lý thuyết và thực hành trên máy tính, sử dụng phần mềm Microsoft – Excel 2010 – Data Analysis;

iii) Phân tích tương quan (correlation), hồi quy (regression) và phân tích phương sai (ANOVA) – lý thuyết và thực hành trên máy tính, sử dụng phần mềm Microsoft – Excel 2010 – Data Analysis;

  1. Nội dung chính của các bài tập huấn
  2. i) Các hoạt động QA/QC trong PTN:

Khái niệm về QA/QC; Các hoạt động QA/QC trong PTN (tập trung chủ yếu vào QC nội bộ): Các cách đánh giá độ đúng (trueness) và độ lặp lại (precision); Các cách xác định giới hạn phát hiện của phương pháp đo (MDL); Cách đánh giá mức độ tuyến tính (linearity) của hai biến x (nồng độ/hàm lượng) và y (tín hiệu đo); Cách xác định độ không đảm bảo đo (uncertainty). Giản đồ kiểm soát chất lượng của phương pháp đo (control chart). Đánh giá trong các kỳ thi kiểm tra năng lực PTN (proficiency testing). Đáp ứng của các PTN hiện nay trong QA/QC: những hành động đang thực hiện, các hạn chế và giải pháp cải thiện.

  1. ii) Xử lý và đánh giá số liệu:

Xác định các đại lượng thống kê đặc trưng của tập số liệu thí nghiệm (SLTN); Cách đánh giá số liệu qua so sánh với mức quy định của QCVN (hoặc quốc tế); So sánh độ lặp lại và giá trị trung bình của 2 tập SLTN; So sánh 2 phương pháp đo; loại trừ các giá trị mắc sai số thô (outlier); Xử lý các tập số liệu có nhiều giá trị nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL) hoặc bị mất vài số liệu.

iii) Phân tích tương quan, hồi quy và phân tích phương sai:

Phân tích tương quan giữa 2 biến và nhiều biến; Hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính; Cách xác định độ không đảm bảo đo trong phương pháp đường chuẩn và thêm chuẩn; So sánh 2 phương pháp đo dùng hồi quy tuyến tính; Phân tích phương sai (ANOVA) 1 yếu tố và 2 yếu tố.

  1. Giảng viên của khóa tập huân

PGS. TS. Nguyễn Văn Hợp – cán bộ giảng dạy Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Huế, một trong những giảng viên đã và đang gaingr dạy các môn học… cho các sinh viên, học viên cao học và NCS về… và có nhiều kinh nghiệm trong NCKH, hợp tác quốc tế về các lĩnh vực…

Ngoài ra, còn có trợ giảng là TS Hoàng Đức Bảo

  1. Địa điểm tập huấn

Phòng học có bàn ghế, điều hòa, bảng viết, projector… đảm bảo đật tiêu chuẩn. Trường có nơi để xe miễn phí và an toàn cho học viên.

  1. Quyền lợi của học viên

– Học viên được phát tài liệu học tập (là bài giảng của giảng viên);

– Kết thúc mỗi bài học của khóa tập huấn, học viên được cấp chứng chỉ/chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo về QA/QC và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê do Công ty VINABOOK cấp.

  1. Đăng ký, kinh phí và triển khai tập huấn

Đăng ký: Học viên đăng ký qua Email, Zalo, Facebook, điện thoại…. Địa chỉ và người liên hệ

Kinh phí: TÙY VÀO MÔN HỌC/bài tập huấn.

Triển khai: Khi có trên 5 học viên đăng ký, đơn vị cấp Chứng chỉ (Công ty VINABOOK) sẽ thông báo cho các học viên chi tiết về ngày/giờ học. Để tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, các học viên chỉ học các bài tập huấn vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.